Dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
Dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi, cũng như tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào hiện có
Download Dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
MÔ TẢ CHI TIẾT
Dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
HÌNH ẢNH DEMO
Dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi, cũng như tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào hiện có
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 4
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 4
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 4
I.3. Mô tả sơ bộ dự án 4
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 5
I.5. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng 5
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 7
II.1. Phân tích thị trường và dự báo 7
II.2. Thị trường thức ăn chăn nuôi 8
II.2.1. Thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 9
II.3. Một số nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi điển hình trong nước. 10
II.3.1. Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn Chăn Nuôi C.P. Việt Nam 10
II.3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (AFC) 10
II.3.3. Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi SONGFISH – CLPANGAFISH 11
II.3.4. Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Sao Mai 12
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 13
III.1.1. Mục tiêu dài hạn 13
III.1.2. Mục tiêu cụ thể 13
– Công suất nhà máy 48.000 tấn sản phẩm/năm. 13
– Sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm sản lượng 40.000 tấn/ năm, 13
– Sản xuất chế biến thức ăn nuôi chăn nuôi thủy sản 8.000 tấn/ năm. 13
III.1.3. Sự cần thiết đầu tư 13
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 14
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 14
IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 14
IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 14
IV.4. Nhận xét chung về hiện trạng 14
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 15
V.1. Hình thức đầu tư 15
V.1.1. Khu sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi áp dụng công nghệ cao 15
V.1.2. Khu xử lý nước thải 17
V.1.3. Thiết kế thi công công trình 17
V.1.4. Hạ tầng kỹ thuật 19
V.2. Phương án đầu tư máy móc thiết bị 22
V.2.1. Phương án đầu tư 22
+ 01 lò hơi: 22
+ Các thiết phụ phụ trợ khác. 22
V.3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn 22
V.3.1. Khâu nạp nguyên liệu 22
V.3.2. Khâu nghiền siêu mịn 22
V.3.3. Khâu ép đùn (làm viên thức ăn nổi) 22
V.3.4. Khâu sấy 23
V.3.5. Khâu bọc áo dầu và làm nguội 23
V.3.6. Khâu đóng bao thành phẩm 23
V.4. Các loại thiết bị của dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi 23
V.4.1. Bộ phận nghiền 24
V.4.2. Bộ phận trộn 24
V.4.3. Ép viên 25
V.4.4. * Ép viên nén 25
V.4.5. * Ép đùn khô 26
CHƯƠNG VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG ÁN KINH DOANH 27
VI.1. Quy trình sản xuất 27
VI.1.1. Lịch trình sản xuất 27
VI.1.2. Tiêu chuẩn yêu cầu cho thức ăn chăn nuôi 27
VI.1.3. Sản phẩm chính 28
VI.1.4. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong năm ổn định 31
VI.2. Phương án kinh doanh 33
VI.2.1. Kế hoạch kinh doanh sẽ được chia làm hai giai đoạn chính: 33
VI.2.2. Cách thức kinh doanh: 33
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 34
VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty – Mô hình tổ chức 34
VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 34
VII.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 34
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 36
VIII.1. Giải pháp thi công xây dựng 36
VIII.2. Hình thức quản lý dự án 36
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 37
IX.1. Đánh giá tác động môi trường 37
IX.1.1. Giới thiệu chung 37
IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 37
IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 39
IX.1.4. Kết luận 47
CHƯƠNG X: KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 48
X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 48
X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 48
X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 48
X.2.2. Chi phí thiết bị 48
X.2.3. Chi phí quản lý dự án 49
X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 49
X.2.5. Chi phí khác 50
X.2.6. Dự phòng chi 50
X.2.7. Lãi vay của dự án 50
X.3. Tổng mức đầu tư 50
CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 53
XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 53
XI.1. Tiến độ sử dụng vốn 53
XI.2. Phương án hoàn trả vốn vay 54
CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 56
XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 56
XII.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 56
XII.2. Các chỉ tiêu tài chính – kinh tế của dự án 62
XII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế – Xã hội 62
CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
XIII.1. Kết luận 63
XIII.2. Kiến nghị 63
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
I.1.Giới thiệu chủ đầu tư
-Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0700509201 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam cấp lần đầu ngày 09/02/2018.
-Trụ sở công ty: QL1A, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
-Điện thoại: 091 3731136.
-Vốn điều lệ đăng ký: 15.000.000.000 đồng (Mười lăm tỷ đồng).
-Đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Duy Sơn – Chức danh: CT HĐTV
-Ngành nghề chính:
Sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất các loại men vi sinh và chế phẩm sinh học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi.
I.2.Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
-Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
-Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
-Điện thoại: (08) 22142126 ; Fax: (08) 39118579
I.3.Mô tả sơ bộ dự án
-Tên dự án: Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi HLS.
-Địa điểm: tại cụm CN Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
-Quỹ đất của dự án: 1.8 Ha .
-Mục tiêu đầu tư:
1)Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với quy mô 48.000 tấn/năm
+Dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 10 tấn/ giờ,
+Dây chuyền đóng bao bì các loại sản phẩm,
+Xây dựng hệ thống các kho chứa bảo quản nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra,
-Tổng vốn đầu tư khoảng: 48,797,000,000 (Bốn mươi tám tỷ, bảy trăm chín mươi bảy triệu đồng;
Đơn vị: 1.000 đồng
STT Hạng mục Giá trị trước thuế Thuế VAT Giá trị sau thuế
I Chi phí xây lắp 24,903,930 2,490,393 27,394,323
II. Giá trị thiết bị 11,395,000 1,139,500 12,534,500
III. Chi phí quản lý dự án 379,866 37,987 417,853
IV. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 803,981 80,398 986,679
V. Chi phí khác 425,531 42,553 484,558
VI. CHI PHÍ DỰ PHÒNG 1,137,249 113,725 1,254,537
VII Chi phí thuê đất khu công nghiệp 204,225 20,422 224,647
VIII Vốn lưu động 5,000,000 500,000 5,500,000
IX Tổng cộng nguồn vốn đầu tư 44,249,783 4,424,978 48,797,098
Làm Tròn 48,797,000
Trong đó giai đoạn I đầu tư là
ĐVT: 1000 đồng
I Vốn đầu tư tài sản cố định 21,624,765
1 Máy móc thiết bị 11,395,000
2 Xây lắp 9,800,000
3 Chi khác 765
4 Chi phí dự phòng 429,000
II Vốn lưu động 5,000,000
III Tổng Vốn đầu tư 26,624,765
-Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.
-Tiến độ thực hiện dự án:
+Thời gian xây dựng: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.
+Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 07 năm 2018.
+Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: tháng 9 năm 2018
-Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
-Hình thức quản lý:
+Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn trực tiếp quản lý dự án.
+Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài nguyên liệu, khẩu phần dinh dưỡng …
I.4.Cơ sở pháp lý triển khai dự án
-Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; …
-Các Nghị định của Chính phủ: số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất; số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định thu tiền thuê đất; số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/ 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
-Các Thông tư: Số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng; số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
-Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
-Qui định của Bộ y tế về chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi;
-Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
I.5.Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
Việc thực hiện dự án “Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi HLS” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:
-Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
-Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
-TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
-TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
-TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
-TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
-TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy – YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
-TCVN 6160– 996 : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
-TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
-TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC – Yêu cầu chung về thiết kế;
-TCXD 33-1985 : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
-TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước – quy phạm quản lý kỹ thuật;
-TCXD 51-1984 : Thoát nước – mạng lưới bên trong và ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
-11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
-TCXD 27-1991 : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
-TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
-EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
-TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước – quy phạm quản lý kỹ thuật;
-TCXD 51-1984 : Thoát nước – mạng lưới bên trong và ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
-TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
-TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
-TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
-TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
-TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
-TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép,
CHƯƠNG II:
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1.Phân tích thị trường và dự báo
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình chung. Đặc biệt, đáng lo ngại nhất là tình trạng nợ xấu và lượng hàng hóa đóng băng ngày càng lớn. Tuy nhiên, theo Viện trưởng Kinh tế Việt Nam, tình hình kinh tế nước ta trong thời gian tới sẽ được cải thiện nhờ những chính sách kịp thời của Chính phủ. Tuy nhiên xét trong tổng thể, nền kinh tế chưa thể thoát khỏi những hệ lụy từ tình trạng lãng phí đầu tư công, đầu tư dàn trải… Tình hình có thể dịu đi nhưng về lâu dài sẽ tiếp diễn những bất ổn thường trực, đòi hỏi chính phủ phải có những bước đi cẩn trọng.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, hiện nay chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá thịt hơi vẫn ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu đầu vào ở mức cao. Tình trạng nhập lậu gia cầm vẫn diễn ra tại một số nơi là một trong những nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước. Hiện nay, chúng ta chưa chủ động được nguồn nguyên liệu chế biến, phụ thuộc nhiều vào thức ăn nhập khẩu. Vì vậy trong tương lai thức ăn trong nước sẽ có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam và là mục tiêu chiến lược của ngành nông nghiệp. Đứng trước thực trạng kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng, Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn khẳng định dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực trạng ngành chăn nuôi và chính sách phát triển của đất nước ta do Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, bao quanh là các mỏ đá vôi, đá phong hóa đang được khai thác rộng rãi. Đây là lợi thế cho Công ty trong việc cung cấp đầu vào giá thành hạ và ít chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường. Mặt khác Thi Sơn – Kim Bảng là vùng nông nghiệp nên nguồn lao động nhàn rỗi sẵn có rất thuận tiện cho việc tìm kiếm lao động…Tất cả các yếu tố thuận lợi trên làm cho giá thành sản phẩm hạ tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Ở Châu Á, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản của nước ta được xếp hàng thứ 2 sau Trung Quốc. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của nước ta đều có sự gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như tổng sản lượng thịt. Rất nhiều trại chăn nuôi kiểu công nghiệp đã hình thành, nhiều tiến bộ kỹ thuật về thức ăn, giống, chuồng trại và công tác quản lý đã được áp dụng thành công. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật chăn nuôi ở nước ta nhìn chung chưa cao, sự hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng cho con vật nuôi chưa có hệ thống nên chưa khai thác hết tiềm năng cho thịt cũng như sinh sản của gia súc, gia cầm, dẫn đến chi phí nhiều thức ăn cho 1kg tăng trọng, giá thành trong chăn nuôi cao, không cân đối giữa đầu vào và đầu ra. Từ đó, nhiều cơ sở chăn nuôi đã thua lỗ, vì phải chi phí thức ăn vượt quá 70% tổng các chi phí trong chăn nuôi.
Để góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi, cũng như tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào hiện có của tỉnh như bắp, mì lát, đậu phộng, các chế phẩm từ cây khoai mì… Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn quyết định đầu tư nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong nước và xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang các nước lân cận như Campuchia, Lào…
Định hướng phát triển của Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn từ năm đầu thành lập đến những năm kế tiếp là tăng cường hoạt động sản xuất chế biến, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cho các loại gia súc, gia cầm như heo, bò, gà, vịt và chế biến thức ăn thủy sản cho cá da trơn và các loại thương phẩm khác. Với dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi được chế biến chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp sản xuất tại địa phương và trong nước, với quy mô công nghiệp hiện đại và tự động, lắp đặt cơ sở sản xuất ngoài đô thị, phát triển hỗ trợ triển khai nghiên cứu khoa học, Công ty sẽ đáp ứng được và hòa kịp với định hướng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay và tương lai.
II.2.Thị trường thức ăn chăn nuôi
* Mặt hàng sản xuất:
Thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản bao gồm 02 loại sản phẩm: Thức ăn đậm đặc cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản và Thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
* Thị trường đầu vào:
Chi phí nguyên liệu trực tiếp bao gồm các thành phần nguyên liệu cơ bản như khô đậu tương, ngô, sắn, bột cá, bột thịt xương, bột lông vũ, bột máu, bột nặng, mỡ cá, lyzine, Methionine, muối đồng…Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, đến nay công ty đã thiết lập được mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định, truyền thống. Hầu hết các nhà cung cấp đầu vào là các công ty đã có nhiều năm hợp tác, phương thức mua hàng và thanh toán thuận tiện. Ngoài ra, một số nguyên liệu sẽ được nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…Việc lựa chọn phương thức mua hàng trong nước hay nhập khẩu căn cứ vào giá bán của nguyên liệu và nhu cầu nguyên liệu cần cho sản xuất kinh doanh. Trong đó, nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất theo lịch giao hàng có ý nghĩa quyết định. Trong trường hợp có nhiều đơn hàng cần phải giao cho khách hàng gấp, công ty sẽ chủ động mua trong nước để đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó việc nhập khẩu nguyên liệu cũng được thực hiện đều đặn theo kế hoạch của Công ty. Tất cả các đơn vị cung cấp nguyên liệu trong nước cũng như các đơn vị xuất khẩu đều là những khách hàng có uy tín, nhiều năm hợp tác với Công ty.
* Thị trường đầu ra:
Với thương hiệu “Hãng cám Nam Phi – Đến với chúng tôi bạn sẽ lấy lại những gì đã mất” trong thời gian đầu đi vào sản xuất (dự kiến tháng Q1/2019) Công ty sẽ nhận gia công cho một số nhà máy như Công ty TNHH Thành Long, đồng thời tập trung phát triển thị trường tỉnh Hòa Binh, Vĩnh Phúc, Sơn La, Hưng Yên, Thái Bình… và các huyện Bình Lục, Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, Công ty đẩy mạnh chính sách bán hàng đến các cơ sở chăn nuôi trên toàn quốc và mở rộng dần thị trường, đảm bảo sản lượng khi hoạt động ổn định đạt khoảng 2.000 tấn/tháng.
Tăng cường mở rộng quy mô “thống lĩnh”
Đáng lưu ý, các DN nước ngoài liên tục có kế hoạch phát triển, xây dựng thêm nhà máy và mở rộng quy mô sang các lĩnh vực tiệm cận. Đại diện Công ty Uni-President Việt Nam cho biết, hiện thức ăn dành cho tôm của công ty chiếm 30% – 35% thị phần, thức ăn dành cho cá da trơn chiếm gần 10% thị trường Việt Nam. Ngoài 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với sản lượng 300.000 tấn/năm đang có, họ còn đang đầu tư 20 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy nữa ở Quảng Nam, công suất 100.000 tấn/năm. Ở thị trường con giống, Uni-President Việt Nam đang có một nhà máy sản xuất từ 1 – 2 tỷ con tôm giống/năm và đang xây dựng thêm một nhà máy tương tự tại Quảng Trị.
Công ty Green Feed cũng đã tăng vốn đầu tư lên 80 triệu USD (lúc đầu chỉ có 25 triệu USD), với kế hoạch ngoài 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi hiện nay, họ sẽ đầu tư mạnh vào sản xuất con giống chăn nuôi chất lượng cao để cung cấp cho thị trường Việt Nam trong năm nay.
Dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi, cũng như tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào hiện có.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉