Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản
Download Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản
MÔ TẢ CHI TIẾT
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản
HÌNH ẢNH DEMO
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. . MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
III. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
MỤC TIÊU DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
5.2. Mục tiêu cụ thể.
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
HIỆN TRẠNG KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội vùng dự án
Đánh giá nhu cầu thị trường
2.1. Sản xuất thủy sản ở nước ta
2.2. Sản xuất thủy sản năm 2019
III. QUY MÔ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây ựng của dự án
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
ĐỊA ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Địa điểm xây dựng
4.2. Hình thức đầu tư
Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
5.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG III.
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ
PHÂN TÍCH QUY MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Quy trình sơ chế thủy sản
2.2. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch.
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Hạ tầng kỹ thuật xây dựng
1.2. Chuẩn bị mặt bằng
1.3. Phương án tái định cư
1.4. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.5. Các phương án xây dựng công trình
1.6. Các phương án kiến trúc
1.7. Phương án tổ chức thực hiện
1.8. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
GIỚI THIỆU CHUNG
CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án.
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
KẾT LUẬN
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.
HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án:
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:
2.4. Phương án vay.
2.5. Các thông số tài chính của dự án
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN.
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
CHƯƠNG I.
MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI H.H.C
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1400457610.
Ngày cấp: 15/08/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 08/10/2015.
Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp.
Địa chỉ trụ sở: Lô CVI-2, khu C, khu công nghiệp Sa Đéc, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: 067.3764795 Email: thenv@hunghau.vn
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ tên: Nguyễn Văn Long Giới tính: Nam
Chức danh: Tổng Giám Đốc
Sinh ngày: 22/08/1970 Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân: 4512375821
Ngày cấp: 21/05/2008 Nơi cấp: Công an Tỉnh An Giang
Địa chỉ thường trú: , huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Chỗ ở hiện tại: , huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 09733 Email:
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
Địa điểm xây dựng: Lô CVI-2,Việt Nam Hình thức quản lý:
+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 407.328.191.000 đồng.
(Bốn trăm lẻ bảy tỷ, ba trăm hai mươi tám triệu, một trăm chín mươi mốt nghìn đồng).
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%): 162.198.457.000 đồng.
+ Vốn vay (70%): 345.129.734.000 đồng.
III. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ đầu ra cho phẩm, dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá.., khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến và liên kết chuỗi, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và chế biến nông sản là cấp bách và cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào ngành chế biến cũng như sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.
Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, hình thành vùng nguyên liệu tập trung và liên kết chuỗi trong giá trị sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Việc sản xuất nông nghiệp chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và liên kết chuỗi giá trị sẽ giúp giải quyết được vấn đề đầu ra cho nông sản cũng như chế biến của nhà máy và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
– Xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nhà máy chế biến, bảo quản thủy sản, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là bước đi cần thiết.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan và khu vực lãnh thổ ở Châu Á như ThaiLan, Trung Quốc, Hàn Quốc Nhật Bản.. cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Công ty TNHH sản xuất thương mại H.H.C sẽ liên kết triển khai vùng nguyên liệu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp, liên kết chuỗi và hình thành những HTX trong khâu liên kết và mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào từng loại cây trồng. Những khu nông nghiệp liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Tỉnh Đồng Tháp nói chung và Thành Phố Sa Đéc nói riêng: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi và thủy sản; tạo được vùng nguyên liệu tập trung để cung ứng cho việc chế biến và xuất khẩu.
Sự hình thành của vùng nguyên liệu liên kết chuỗi trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp chế biến sâu, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.
. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Và Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp
Dựa vào những lợi ích mà nhà máy chế biến nông sản mang lại, công ty chúng tôi với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và nhận thấy việc phát triển cần phải ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật, nông nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu” nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển nguồn nông nghiệp sạch phục vụ cho trong nước và xuất khẩu.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
+ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
+ Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
+ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
+ Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
V. MỤC TIÊU DỰ ÁN
V.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng phát triển nhà máy chế biến nông sản, thủy sản,… có giá trị cao trên địa bàn tỉnh;
Hình thành chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản, thủy sản và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với công nghệ chế biến tiên tiến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Tổ chức xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản, nông sản cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Từng bước thực hiện và phát triển các sản phẩm thủy sản, nông sản có giá trị kinh tế cao, ổn định sản xuất cho nông dân trong tỉnh.
Giải quyết lao động cho địa phương và góp phần ổn định kinh tế xã hội, phát triển đất nước.
CHƯƠNG I. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
I.1. Hạ tầng kỹ thuật xây dựng
– San nền: Thực hiện san nền và làm mặt bằng, tôn tạo địa hình.
– Cấp nước: Tiến hành xin nguồn cấp nước cho khu vực, khi tiến hành xây dựng hàng rào và các vấn đề tiêu chuẩn cho sản xuất nông nghiệp.
– Cấp điện: Phương hướng quy hoạch lưới cấp điện
+ Nguồn điện: Lấy từ lưới 22 KV
+ Lưới điện: Xây dựng các pha độc lập nhằm đảm bảo an toàn về điện và tránh rủi ro trong quá trình vận hành điện toàn khu.
– Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Toàn bộ hệ thống thoát nước bẩn sẽ được gom theo đường ống riêng, dẫn về trạm xử lý chất thải xử lý vi sinh rồi đổ ra hệ thống xử lý môi trường và đạt chuẩn của ngành môi trường.
– Rác thải được tập trung và đưa đến các bãi rác đã được quy hoạch.
– Đặc biệt dự án sẽ hướng tới yếu tố con người trong vấn đề vệ sinh môi trường để tạo ra hiệu quả cao nhất và cũng thống nhất mở rộng hình ảnh tích cực của một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tự nhiên.
– Cây xanh: Tổ chức trồng các loại cây xanh, cây tạo dáng, thảm hoa, thảm cỏ, tiểu cảnh. Đặc biệt lưu tâm phủ xanh những chỗ bị san gạt.
– Hệ thống giao thông: thực hiện đường nội bộ dự án.
- Hệ thống nối đất và chống sét
Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.
Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D 50.
Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
I.2. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
I.3. Phương án tái định cư
Khu vực lập Dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc tái định cư.
I.4. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
I.5. Các phương án xây dựng công trình
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT | Nội dung | Diện tích | Tầng cao | ĐVT | |
I | Xây dựng | 7.875,0 | m2 | ||
1 | Văn phòng làm việc | 200 | 2 | m2 | |
2 | Nhà xưởng | 4.000 | 3 | m2 | |
3 | Kho lạnh | 200 | 1 | m2 | |
4 | Nhà bảo vệ | 32 | 1 | m2 | |
5 | Khu cây xanh | 1.775 | 1 | m2 | |
6 | Khu sân bãi, giao thông nội bộ | 1.668 | 1 | m2 | |
Hệ thống tổng thể | |||||
– | Hệ thống cấp nước | Hệ thống | |||
– | Hệ thống cấp điện tổng thể | Hệ thống | |||
– | Hệ thống thoát nước tổng thể | Hệ thống | |||
– | Hệ thống PCCC | Hệ thống | |||
II | Thiết bị | ||||
1 | Thiết bị văn phòng | Trọn Bộ | |||
2 | Thiết bị thiết bị máy móc | Trọn Bộ | |||
2 | Thiết bị khác | Trọn Bộ |
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
I.6. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như:
- Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
- Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
- Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:
ü Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.
ü Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
ü Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
ü Hệ thống xử lý nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).
ü Hệ thống cấp điện.
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
I.7. Phương án tổ chức thực hiện
Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến
TT | Chức danh | Số lượng | Mức thu nhập bình quân/tháng | Tổng lương năm | Bảo hiểm 21,5% | Tổng/năm |
1 | Giám đốc | 1 | 20.000 | 240.000 | 51.600 | 291.600 |
2 | Ban quản lý, điều hành | 2 | 12.000 | 288.000 | 61.920 | 349.920 |
3 | Công, nhân viên | 150 | 8.000 | 14.400.000 | 3.096.000 | 17.496.000 |
Cộng | 153 | 1.244.000 | 14.928.000 | 3.209.520 | 18.137.520 |
I.8. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó:
+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng
+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng.
V. KẾT LUẬN
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi trường sống, Ban Giám đốc Công ty sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú trọng.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉