Thuyết minh quy hoạch 1/500 Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác Ba
Thuyết minh quy hoạch 1/500 Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác Ba – Hosoxaydung.com xin gửi tới bạn đọc. Khi cần lập dự án quy hoạch có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0904.87.33.88 để được tư vấn . Sau đây là thuyết minh quy hoạch :
Download Thuyết minh quy hoạch 1/500 Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác Ba
Mật khẩu : Cuối bài viết
HÀ NỘI 07/2019
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
A – TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN.
B – THUYẾT MINH DỰ ÁN :
CHƯƠNG 1 : Mở đầu
1.1 – Vị trí, địa điểm, chủ đầu tư
1.2 – Các căn cứ
1.3 – Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng
1.4 – Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án
1.5 – Hình thức đầu tư, qui mô nhân lực
CHƯƠNG 2: Các điều kiện tự nhiên và hiện trạng
khu vực nghiên cứu thiết kế
2.1 – Vị trí và phạm vi nghiên cứu
2.2 – Đặc điểm tự nhiên
2.3 – Hiện trạng sử dụng đất
2.4 – Tình hình dân cư
2.5 – Hiện trạng công trình kiến trúc
2.6 – Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật
2.7 – Các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan
CHƯƠNG 3 : Quy hoạch kiến trúc cảnh quan
3.1 – Tính chất
3.2 – Các quan điểm và nguyên tắc quy hoạch
3.3 – Các chỉ tiêu chính của dự án
3.4 – Cơ cấu tổ chức quy hoạch
3.5 – Quy hoạch sử dụng đất đai
3.6 – Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc
3.7 – Bố cục cây xanh.
3.8 – Vật nuôi trong bảo tàng thiên nhiên .
3.9 – Khối lượng và kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc.
CHƯƠNG 4 : Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
4.1 – Quy hoạch giao thông
4.2 – Quy hoạch san nền cấp thoát nước
4.3 – Quy hoạch cấp điện, chống sét, PCCC, thông tin liên lạc
4.3 – Quy hoạch đánh giá tác động vệ sinh môi trường
CHƯƠNG 5 : Đánh giá tác động môi trường
5.1 – Cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
5.2 – Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động môi trường
5.3 – Giải pháp giảm tối thiểu tác động đến môi trường
5.4 – Các giải pháp nghiên cứu hạn chế các tác động về môi trường khi hệ thống cấp, thoát nước đi vào hoạt động
5.5 – Giải quyết vấn đề xử lý rác thải thi Quy hoạch đi vào hoạt động
5.6 – Giải pháp thu gom chất thải rắn
5.7 – Đánh giá hiệu quả của dự án
CHƯƠNG 6 : Phân tích hiệu quả đầu tư của dự án
6.1 – Cơ sở để tính toán
6.2 – Phân tích hiệu quả đầu tư của dự án
CHƯƠNG 7 : Nguồn vốn và tổng mức đầu tư
7.1 – Nguồn vốn và tổng mức đầu tư
7.2 – Tổng mức đầu tư
CHƯƠNG 8: Cơ chế quản lý quy hoạch và xây dựng
– tiến độ thực hiện
8.1 – Quản lý quy hoạch và xây dựng
8.2 – Tiến độ thực hiện
CHƯƠNG 9 : Kết luận và kiến nghị
9.1 – Kết luận.
9.2 – Kiến nghị.
C- CÁC VĂN BẢN VÀ BẢN VẼ KÈM THEO
GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
1 . Tên chủ đầu tư : Công ty cổ phần Nam Tam Đảo
Tên giao dịch đối ngoại : SOUTH TAM DAO JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt : STAM DAO, JSC
Đăng ký kinh doanh : : số 1903000114 ngày 16/11/2004 tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Vốn điều lệ : 17,5 tỷ đồng
Tên dự án: Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác Ba
2 . Hình thức đầu tư của doanh nghiệp: Công ty cổ phần nam Tam Đảo cùng với vốn tự có, và các nguồn vốn huy động khác, các nguồn vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn thu từ việc phân lô khu đất bán xây biệt thự nhà Việt cổ, vốn cho thuê hạ tầng kỹ thuật ,chủ động triển khai một số hạng mục. Một số hạng mục sẽ kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp là các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước tham gia. Các nhà đầu tư sẽ mua hoặc thuê cơ sở hạ tầng để trực tiếp đầu tư vào các hạng mục tự chọn theo hình thức 100% vốn, hoàn toàn tự chủ, độc lập về quản lý, hạch toán kinh doanh. Chủ đầu tư sẽ là cơ quan quản lý đầu tư theo quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3 . Ngành nghề kinh doanh:
– Dịch vụ vui chơi giải trí du lịch sinh thái, nhà nghỉ, nhà cho thuê,cà phê giải khát, tắm bùn, xông hơi mát sa, thẩm mỹ viện, câu cá, đua thuyền, leo núi, vượt thác, tắm suối; Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá; Trồng rừng; Chế tác cây cảnh; Nuôi trồng thuỷ sản và nuôi động vật hoang dã; Trồng dược liệu; Mua bán nông , lâm thuỷ sản.
– Kinh doanh bất động sản; Đào tạo nghề; Câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ
– San lấp mặt bằng công trình; Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình điện nước; Khai thác khoáng sản
– Thiết kế chế tạo lắp đặt và chuyển giao công nghệ các dây chuyền sản xuât.
4. Đại diện theo pháp luật của công ty:
Họ và tên : NGUYỄN TRUNG CHÍNH (nam) Điện thoại: 7.912522
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, Đại học luật Hà Nội – Thạc sỹ quản lý Khoa Học Công Nghệ.
Sinh ngày : 03/04/1954 Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt nam
Chứng minh nhân dân số : 010427258
Ngày cấp : 14/10/1999 Nơi cấp : Công an Hà nội
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú :
số 4, tổ 25, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà nội
Chỗ ở hiện tại : số 471 Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà nội
CHƯƠNG 1:
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Vị trí, địa điểm, chủ đầu tư:
- Tên Dự án : Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh – Suối Tiên – Thác Ba.
– Địa điểm : Xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
– Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo
1.2 Các căn cứ thiết lập dự án đầu tư :
- Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010.
- Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế các công trình du lịch sinh thái và công trình dân dụng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành năm 1997.
- Căn cứ vào điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ.
- Luật đất đai ngày 14/7/1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 02-12-1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 12-7-2001.
- Luật đất đai mới 13/2003/QH ngày 26 – 11 – 2003.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
- Căn cứ vào bản vẽ tổng hợp diện tích hiện trạng sử dụng đất khu vực Hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/2000 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào bản đồ địa hình khu đất bản vẽ tỉ lệ 1/2.000 do Liên đoàn INTERGEO- Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam lập tháng 8/2004.
- Căn cứ vào số liệu của dự án thuỷ lợi hồ Thanh Lanh do công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 và Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Vĩnh Phúc cung cấp.
- Quyết định của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản số 15/2001/QĐ – BXD .
- Thông tư số 09/2000 TT – BXD về việc hướng dẫn lập, quản lý chi phí xây dựng thuộc các dự án đầu tư .
- Quyết định số 12/2001/QĐ – BXD về việc ban hành chi phí Tư vấn thiết kế .
- Thông tư số 01/1999 TT – BXD của Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình theo luật thuế giá trị gia tăng .
- Thông tư số 02/TBVL – LS ngày 12/8/2002 về điều chỉnh giá vật liệu xây dựng từ tháng 8/2002 .
- Thông tư số 04/2002/TT – BXD ngày 27/6/2002 hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản .
- Tiêu chuẩn Xây dựng Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD – CSKD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 14/12/1996 .
- Tiêu chuẩn qui phạm về thiết kế qui hoạch xây dựng đô thị số 20/TCN – 1996.
- Căn cứ vào bản vẽ tổng hợp diện tích hiện trạng sử dụng đất khu vực Hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/2000 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đơn giá Xây dựng cơ bản tỉnh Vĩnh Phúc.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật du lịch ngày 11 tháng 06 năm 2005.
- Căn cứ vào luật phòng cháy chữa cháy.
- Nghị định của Chính phủ số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
- Nghị định của Chính phủ số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Thông tư số 22/2001/TT-BTC ngày03 tháng 04 năm 2001 sửa đổi Thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/12/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
- Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/03/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục A, B và C ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
- Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 Chính phủ và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
- Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Căn cứ qui hoạch tổng thể Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt
- Căn cứ vào Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐ ngày 28-01-2002 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá VIII, kỳ họp thứ 8 về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn Vĩnh Phúc.
- Căn cứcông văn số 37/2003 VVXPĐT ngày 26/6/2003 của Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm trình UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc xin khảo sát lập dự án đầu tư trồng rừng, xây dựng khu vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái tại khu vực hồ Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Căn cứ công văn 1366/HC-UB ngày 11 tháng 7 năm 2003 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc cho phép Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm tiến hành các hoạt động đo đạc, khảo sát thiết kế để lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư tại khu vực hồ Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thông báo số 556-TB/TU ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Thường trực Tỉnh uỷVĩnh Phúc về việc Dự án nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình Khu vui chơi, du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thông báo số 02/TB-UB ngày 06 tháng 01 năm 2004, kết luận của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi tại cuộc họp ngày 02/01/2004 về 02 dự án đầu tư tại huyện Mê Linh và huyện Bình Xuyên.
- Quyết định 572/QĐ-UB ngày 25 tháng 2 năm 2004 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt địa điểm cho Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm lập dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thông báo số 687-TB/TU ngày 17 tháng 5 năm 2004 của Thường trực Tỉnh uỷVĩnh Phúc về việc mở rộng dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 1615/QĐ-CT ngày 25 tháng 5 năm 2004 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng: Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định 2651/QĐ-UB ngày 03 tháng 8 năm 2004 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt địa điểm bổ sung cho Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm lập dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Căn cứ vào Quyết định số 4999/QDD-UB ngày 27-12-2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v Thu hồi và tạm giao đất cho Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm để triển khai đầu tư xây dựng Khu vui chơi, Du lịch sinh thái tại khu vực Thanh Lanh, suối Tiên, Thác Ba tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thông báo số 1145 – TB/TU ngày 26-4-2005, ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ về việc quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh – Suối Tiên – Thác Ba.
- Công văn gửi các cơ quan có liên quan ngày 06/05/2005 của Doanh nghiệp Máy thiết bị Chính Tâm và công ty cổ phần Nam Tam Đảo về việc chuyển đổi tên gọi Chủ đầu tư từ doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm sang công ty cổ phần Nam Tam Đảo.
- Căn cứ vào Quyết định số 2098/QDD-UBND ngày 29-7-2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu vui chơi du lịch sinh thái Thanh Lanh, Suối Tiên, thác Ba, tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thông báo số 219/TB – UBND ngày 21 tháng 9 năm 2005 về kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Ái tại buổi làm việc với Công ty cổ phần Nam Tam Đảo về dự án hồ Thanh Lanh – Bình Xuyên.
- Căn cứ vào thông báo số 140/TB-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi.
- Căn cứ vào Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 07 tháng 07 năm 2006 V/v Tạm duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh, suối Tiên, thác Ba tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng:
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía bắc, nền kinh tế của Tỉnh trong những năm gần đây đã đi vào ổn định. Với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng phát triển về mọi mặt, kinh tế văn hoá, xã hội.. nhu cầu về phát triển dịch vụ du lịch ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi giải trí của nhân dân.
Nằm ở trong vùng du lịch Bắc bộ, thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải……nhiều di tích lịch sử của Tỉnh đã được Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng như tháp Bình Sơn, danh thắng Tây Thiên, Đình Phú Mỹ, đình Hương Canh, đình Thổ Tang……Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc hàng năm ngày một tăng nhanh .
Doanh thu từ các dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá du lịch tăng kéo theo các loại hình vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch phát triển, du khách đến Vĩnh Phúc ngoài các hoạt động tham quan thắng cảnh còn có nhu cầu về nghỉ ngơi an dưỡng, giải trí và thưởng thức các loại hình nghệ thuật, văn hoá dân gian, văn hoá ẩm thực và các loại hình sinh hoạt văn hoá đặc thù khác như du lịch làng nghề, lễ hội cổ truyền tìm hiểu về cuộc sống của cư dân bản địa. Hoạt động vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch sinh thái là một trong các loại hình văn hoá rất cần thiết của Vĩnh Phúc, nó đảm bảo được việc bảo vệ môi trường kết hợp với các hoạt động dịch vụ lấy nguồn vốn để đầu tư cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ ngành, nguồn thuỷ hải sản và các loài động thực vật quý. Việc phát triển đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, phát triển bảo vệ hệ sinh thái rừng, cải tạo cảnh quan đã đem lại hiệu quả lâu dài cho nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Chiến lược đầu tư vào hệ thống các khu du lịch sinh thái của Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng sống cho người dân trong những năm tới.
Mục tiêu xây dựng khu vui chơi du lịch mới theo loại hình vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch sinh thái không những góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng và các loại hình hoạt động văn hoá sẵn có của Vĩnh Phúc mà còn có tác dụng bảo vệ môi sinh và tính giáo dục rất cao, phù hợp với công ước Quốc Tế về bảo vệ cảnh quan môi trường khu vực các di sản thiên nhiên cần bảo tồn.
Với mức sống ngày càng tăng rõ rệt, việc tạo nên những quần thể kiến trúc khu vui chơi giải trí du lịch sinh thái với hệ thống dịch vụ cao đạt tiêu chuẩn ngày càng trở nên cấp thiết. Những quần thể khu du lịch sinh thái càng có nhiều tiêu chí rõ rệt có tiện nghi và có điều kiện phục vụ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng về lĩnh vực văn hoá. Hoạt động văn hoá gắn với sinh thái là phương thức giải quyết tốt nhất cho nhu cầu hoạt động du lịch trên một đơn vị diện tích được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, lịch sử hình thành, cảnh quan môi trường có sẵn, là hướng đi đúng của các nước phát triển trên thế giới về quy hoạch phát triển bảo vệ cảnh quan.
Mô hình văn hoá vui chơi giải trí thể thao du lịch sinh thái là giải pháp cơ bản của các nước có cuộc sống văn minh, hiện đại cần lưu giữ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đồng thời đưa nó vào kết hợp phục vụ con người. Sử dụng các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật truyền thống hài hoà đan xen tiếp thu các công nghệ kiến trúc hiện đại, các quan điểm mới mẻ về đời sống, văn hoá tinh thần vui chơi giải trí tạo ra sự phát triển chung về nhiều mặt của khu vực. Tạo ra được những cộng đồng sống có trách nhiệm, hiểu biết thực hiện nếp sống văn minh hiện đại kết hợp với việc bảo vệ thiên nhiên.
1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án.
1.4.1. Mục tiêu:
Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu có tiềm năng về sinh thái thành một trung tâm hoạt động văn hoá vui chơi giải trí nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ có tầm cỡ khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí , hoạt động thể thao mang tính nghệ thuật cao. Đồng thời đóng góp một điểm nhấn đẹp cho vùng đất du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.2. Nhiệm vụ của dự án:
- Quy hoạch chi tiết và xây dựng Hạ tầng kỹ thuật và khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh – Suối tiên – Thác ba; Thuộc xã Trung Mỹ- huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, sơ đồ vị trí và khả năng sử dụng quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến.
- Xây dựng mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia khu đất và quy định chế độ quản lý sử dụng đất đai cho các hoạt động sử dụng đúng mục đích quy hoạch
- Nghiên cứu đề xuất định hướng kiến trúc không gian cảnh quan chung của khu vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng hạ tầng kỹ thuật : san nền , thiết kế cao độ phục vụ công tác quy hoạch giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải và quy hoạch cấp nước. Nghiên cứu cấp điện, nước cho toàn Dự án.
- Nghiên cứu phân kỳ đầu tưxây dựng . Đánh giá hiệu quả đầu tư của Dự án.
1.5 Lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô của dự án.
1.5.1.Hình thức đầu tư : Xây dựng mới .
1.5.2. Qui mô :
1-5-2-1: Quy mô xây dựng Dự án:
Phạm vi khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 343,2ha. Trong đó:
+ Mặt hồ Thanh Lanh có diện tích khoảng 120ha, được dùng phục vụ chủ yếu cho việc tưới tiêu, thuỷ lợi và trên cơ sở đó có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản và lợi dụng mặt nước tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch.
+ Vùng đệm ven mặt hồ từ cốt +80m đến mặt nước có diện tích khoảng 67,4ha. Được làm sân tập gold, nơi trưng bày các san phẩm làng nghề, chợ lưu niệm trồng thảm cỏ và cây có bóng mát cho du khách đi dạo
+ Khu du lịch sinh thái với các hạng mục có diện tích khoảng 155,8ha; gồm diện tích dành cho các loại hình vui chơi, văn hoá, thể thao, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, quảng trường công viên cây xanh, lâm viên và giao thông.
1-5-2-2: Quy mô nhân lực:
Dự án đầu tư xây dựng: Hạ tầng kỹ thuật và khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối Tiên – Thác Ba được chia làm nhiều khu chức năng khác nhau, tuỳ theo mức độ hoạt động và quy mô từng khu mà phân bố nhân lực phù hợp. Trong kế hoạch phát triển từng giai đoạn đầu tư xây dựng, nhu cầu về nhân lực sẽ thay đổi luân chuyển tuỳ theo sự phát triển nhạy cảm của các chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Hiện tại dự kiến tổng số cán bộ, nhân viên làm việc trong khu vực sẽ có khoảng từ 120 đến 150 người lao động, trong đó phần đông là lao động tuyển dụng tại địa phương, một số sẽ được đào tạo chuyên môn riêng gắn với từng vị trí công tác.
CHƯƠNG 2:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỰC TRẠNG KHU VỰC
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ.
2.1 Vị trí, phạm vi nghiên cứu:
2.1.1. Vị trí:
– Nằm ở xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
– Giao thông từ Hà Nội theo quốc lộ 23 đi Vĩnh Phúc, rồi theo quốc lộ 2 tới thị trấn Hương Canh, rẽ theo đường 302 và theo đường nhánh vào xã Trung Mỹ.
– Tuyến giao thông du lịch có thể đi từ Phúc Yên theo đường tỉnh lộ đi Xuân Hoà, qua hồ Đại Lải và nhập vào đường tỉnh lộ 302, theo đường nhánh đi vào xã Trung Mỹ.
– Nhìn chung, giao thông đối ngoại khu vực là rất thuận lợi, gắn kết được các khu vui chơi giải trí văn hoá du lịch khu vực với nhau tạo thành chuỗi trong tổng thể phát triển vui chơi giải trí văn hoá du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo chủ trương của tỉnh Công ty sẽ tiến hành xây dựng con đường lớn có bề rộng mặt đường từ 25 đến 32 m đi từ đường hồ Đại Lải đi Trung Hà vào khu đất của dự án theo một dự án riêng.
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu:
a) Phạm vi khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 343,2ha.
Trong đó:
+ Mặt hồ Thanh Lanh có diện tích khoảng 120ha, được dùng phục vụ chủ yếu cho việc tưới tiêu, thuỷ lợi và trên cơ sở đó có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản câu thả vó bè, vận chuyển du khách trên mặt hồ.
+ Vùng đệm ven hồ có diện tích khoảng 67,4ha.
+ Khu đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và vui chơi du lịch sinh thái có diện tích khoảng 155,8ha; gồm diện tích dành cho các loại hình vui chơi du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, quảng trường công viên cây xanh và giao thông.
b) Phạm vi khu đất nghiên cứu có vị trí ranh giới là:
+ Phía Tây Bắc tiếp giáp vườn Quốc gia và xa hơn nữa là khu du lịch Tam Đảo.
+ Phía Nam, Đông Nam tiếp giáp với xã Trung Mỹ.
+ Phía Tây, Tây Nam giáp sông Tranh.
2.2. Đặc điểm tự nhiên:
2.2.1 Địa hình, địa chất khu đất xây dựng.
a) Địa hình:
– Khu vực xây dựng nằm trên vùng đồi núi thấp có độ cao từ +100 đến +300 tiếp giáp với vùng đồng bằng là các dãy đồi thấp có cao độ từ +50 đến +100. Địa hình dốc ( độ dốc trung bình từ 5%-30%) vây xung quanh một thung lũng lớn sẽ ngập nước tạo thành hồ khi tuyến đập thuỷ lợi hoàn thành.
– Hệ thực vật, nguồn nước ở đây hầu hết bị hoang hoá. Các loài cây lớn quý hiếm hầu hết bị đốn chặt, cây cối tự nhiên phần nhiều là cây nhỏ và dây leo. Cây cối chủ yếu tồn tại là một số diện tích rừng bạch đàn và rừng keo do các hộ dân phát nương trồng tự phát.
– Mặt địa hình phân cắt bởi các sườn núi có nơi độ dốc gần 400 và các con suối nhỏ hệ động vật thưa thớt.
– Toàn bộ khu lịch sinh thái là khu đồi đất và đá thiên nhiên. ở đây đất đai tương đối màu mỡ, có thể trồng được một số loài cây thuận lợi cho quá trình phát triển của dự án sau này.
b) Địa chất:
– Theo tài liệu địa chất của dự án Hồ chứa nước Thanh Lanh thì khu vực dự án nằm ở khu tiếp giáp giữa các trầm tích Trias trung bậc Lađini tầng đèo Nhe (T2Lđn) và các thành tạo mác ma Tam Đảo có tuổi Trias trung đến thượng.
– Các lớp địa tầng từ trên xuống dưới của khu vực hồ Thanh Lanh có các lớp theo trình tự như sau:
+ở trên cùng là lớp đất lấp trồng cây tiếp đến là lớp á sét chứa dăm và sỏi cuội sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng. Hàm lượng dăm, cuội, sạn, sỏi chiếm từ 20 đến 25% Trạng thái nửa cứng đến cứng, kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc pha bồi tích (deQ).
+Lớp dưới là đá cát kết, bột kết, màu xám đen đến xám xanh. Đá có cấu tạo phân lớp dày. Đá có độ tuổi T2lđn.
+ở dưới là đá phong hoá hoàn toàn thành đất sét chứa dăm sạn màu xám vàng, xám nâu loang lổ trắng, nhiều chỗ còn dạng đá nhưng tính chất hoàn toàn như đất.
2.2.2 Khí hậu thời tiết.
Khu vực dự án nằm tại vị trí thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt và có đặc điểm khí hậu như sau:
– Nhiệt độ không khí:
+ Trung bình cả năm : 23,40 C
+ Tháng max : 36,60C/tháng 7
+ Tháng min : 5,40C/tháng 1
– Hướng gió thịnh hành:
+ Mùa hè : Đông Nam và Nam
+ Mùa đông : Đông Bắc và Bắc
– Lượng mưa trung bình:
+ Hàng năm : 1790mm/năm
+ Tháng max : 431,8 mm/tháng 8
+ Tháng min : 13,1mm/tháng 12
Vào mùa hè thường có mưa rào lượng mưa lớn. Mùa đông có mưa phùn, lượng mưa nhỏ và kéo dài
– Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm tuyệt đối trung bình Hàng năm : 24,5 mb
+ Độ ẩm tuyệt đối trung bình Tháng max : 43,7mb /tháng 8
+Độ ẩm tuyệt đối trung bình Tháng min : 4,2 mb /tháng 12
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng : 83 %
– Bão lũ:
Vào mùa mưa nước từ thượng nguồn đổ xuống gây ra lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
– Sương mù:
Sương mù thường xuất hiện vào mùa đông, mùa hè hầu như không có sương mù.Trong năm sương mù nhiều nhất vào tháng 3.
– Tầm nhìn xa:
Vào mùa đông do ảnh hưởng của các đám mây và sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế.
– Mực nước hồ chứa nước Thanh Lanh:
Lấy theo số liệu của Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Dung tích nước hồ chứa khoảng 10 triệu khối.
Mức nước cao nhất (lấy theo mực nước biển) là : 77,6m
Mức nước trung bình (lấy theo mực nước biển) là : 76,7m
Mức nước thấp nhất (lấy theo mực nước biển) là : 75,1m
Trong vùng nghiên cứu của dự án có 2 phức hệ chứa nước chính là các bồi tích thềm sông suối và tầng đá gốc phong hoá nứt nẻ
– Nước chứa trong cát cuội sỏi khá phong phú , tầng này có liên quan chặt chẽ với nước suối và được cung cấp bởi lượng mưa trong khu vực. Đây là nguồn nước cung cấp chính cho sinh hoạt của dân cư trong vùng.
– Nước chứa trong hệ thống khe nứt của đá gốc không được phong phú vì đá phong hoá sâu. Nguồn bù cấp cho nước khe nứt là nước mưa.
Nước trong tầng cuội sỏi có nhiều điểm giống nước suối. Nước có tên Bicacbonat-clorua canximanhê trung tính, nước trong không màu, không mùi, không vị, nước có dấu hiệu ăn mòn Bicacbonat.
– Đối với nước trong đá gốc, nước có tên Bicacbonat clorua nat ri ka li nước trong không màu, không mùi, không vị, nước có dấu hiệu ăn mòn Bicacbonat, ăn mòn cacbonic
2.2.3 Vị trí xã hội.
– Dự án nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển về văn hoá du lịch của huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc, đóng vai trò quan trọng trong tổng thể chuỗi quy hoạch các khu du lịch Vĩnh Phúc, với mục tiêu bảo tồn phát triển tự nhiên, song song với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
– Với vị trí vẻ đẹp sẵn có cộng với đầu tư hợp lý, Dự án khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác ba sẽ đáp ứng được nhu cầu về nghỉ ngơi giải trí của cán bộ nhân dân trong tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời cũng thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm tới Vĩnh Phúc.
2.2.4 Đặc điểm lịch sử văn hoá
– Địa danh Thanh Lanh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng đất cổ của nước Việt Nam có niên đại hàng ngàn năm, nơi có nền văn hoá lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. nằm trong khu vực có nhiều dân tộc ít người đang sinh sống, mỗi dân tộc lại có một phong tục tập quán riêng, nhiều lễ hội truyền thống được phục hồi và phát triển.
Dân tộc Mường ở Vĩnh Phúc có nền văn hoá dân gian khá phong phú. Các truyện thơ, ca dao, tục ngữ Mường phản ánh cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên, của nhân dân lao động với bọn áp bức thống trị, ca ngợi tình yêu đôi lứa.
Người Mường rất hay hát, cả lúc thờ cúng, ma chay. hát xéc bùa theo công chiêng, hát ví, hát đúm…
Dân tộc Sán Dìu có cách ăn mặc gần giống người Kinh, làm ruộng lúa, chăn nuôi, khai thác lâm sản, đan lát….. sử dụng xe quệt không bánh, dùng trâu kéo để vận chuyển. Dồ giải khát thông thường là nước cháo loãng.
Người Sán Dìu ở nhà trệt, mái lợp rạ, tranh hoặc ngói trong từng xóm nhỏ. Thờ cúng tổ tiên, táo quân , thổ thần…..Trong một năm có các lễ: Thượng điền, hạ điền, cơm mới, cầu đảo…..Cha mẹ quyết định việc cưới xin. Người cha làm chủ gia đình. Con theo họ cha, con trai được hưởng gia tài, nhiều lễ thức trong ma chay. Lối hát đối nam nữ rất phổ biến. Các nhạc cụ tù và, kèn, trống, sáo, thanh la. Các trò chơi dân tộc: đi cà kheo, đánh cầu lông, đánh khăng, kéo co….
Người Việt (kinh) có hát chèo, hát xoan, các điệu múa dân gian của đồng bằng trung du Bắc bộ.
Người Dao cung có vốn dân gian phong phú. nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Đặc biệt phụ nữ Dao mặc y phục rất sặc sỡ, các loại hoa văn độc đáo, ngoài ra các phong tục cưới xin, ma tray mang đậm màu sắc tôn giáo.
Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có rất nhiều lễ hội như:
Hội đình Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên.
Hội Sơn Đồng huyện Lập Thạch.
Hội Hạ Lôi huyên Mê Linh.
Hội Dưng huyện Vĩnh Tường.
Hội xuân làng Thổ Tang huyện Vĩnh Tường.
Các Di tích lịch sử- Văn hoá như:
Tháp Bình Sơn huyện Lập Thạch.
Danh thắng Tây Thiên huyện Tam Dương.
Đình làng Phú Mỹ huyện Mê Linh.
Đình Hương Canh huyện Bình Xuyên.
Đình Thổ Tang huyện Vĩnh Tường.
Các danh thắng du lịch như:
Khu du lịch Tam Đảo- vườn Quốc gia Tam Đảo.
Hồ Đại Lải huyện Mê Linh.
Làng nghề gốm sứ Hương Canh huyện Bình Xuyên.
Chợ Tam Lộng xã Tam Lộng.
Đặc biệt ngay dọc tuyến đường vào khu hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ hiện tại có 3 ngôi đền có từ lâu đời đó là đền Trình, đền Trung, và đền Thượng. Hàng năm vẫn thu hút nhân dân và khách thập phương đến thờ cúng.Và đặc biệt vẫn còn dấu ấn thành quận hẻo một di tích lịch sử rất cần được bảo vệ và tôn tạo.
2.3 Hiện trạng sử dụng đất:
Nhìn chung toàn bộ khu đất nghiên cứu có địa hình gò đồi núi tương đối dốc, đất đai chủ yếu để hoang hoá, hệ động thực vật quý hiếm đã bị tàn phá, sự khai hoang khai thác rừng của dân địa phương mang tính tự phát đã làm mất đi sự nguyên sơ vốn có.
Khu đất phía Nam ngoài đập thuỷ lợi hiện đã được giải phóng, địa hình dốc thoai thoải gồm một số gò đồi thấp, cao độ trung bình +70m so với mực nước biển.
Ngay phía trong đập, liền kề với đập phụ 1 và đập chính có một quả đồi nhỏ, trên đó có đền Thượng, là di tích cần được bảo vệ và trùng tu.
Khu vực phía trong đập là thung lũng trải dài lên phía Bắc, địa hình tương đối bằng phẳng, mực nước hồ dự kiến ở cốt +76m, địa hình phía trên cốt +76m viền quanh núi có độ dốc thoai thoải, có chỗ rất dốc. Trong khu vực này còn có một quần thể gò đồi lớn có diện tích khoảng 22ha, nhiều cây nhỏ có độ cao trung bình dự kiến sẽ là khu đảo nổi trên mặt hồ
Dọc lên phía Bắc khu đất dốc dần lên cốt +80m và cốt +90m, tại đây có địa hình tương đối bằng phẳng dốc thoai thoải và rộng, diện tích khoảng 25ha. Thực vật chủ yếu là rừng bạch đàn mới trồng thưa thớt, một số ruộng nương, còn lại là bụi rậm, đất để hoang không được khai thác. Dự kiến khu vực này sẽ là khu trung tâm vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch khác.
Dọc theo suối lên khu đát nghiên cứu tại cốt +140m và cốt +200m, khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng, hội tụ nhiều nhánh suối, hiện nay vẫn để hoang chưa được khai thác, thực vật chủ yếu là cỏ dại, cây bụi dậm, những cây lớn hầu hết đã bị đốn chặt. Dự kiến đặt một số trạm dịch vụ nhỏ phục vụ tua du lịch leo núi vượt thác nhằm bảo vệ và tăng nguồn thu bổ xung vào kế hoạch bảo tồn tự nhiên.
Kế tiếp lên các cốt cao cho đến cốt +400m so với mực nước biển dọc theo các con suối là thác Ba Ao, nơi đây thác đổ từ đỉnh núi xuống chia làm 3 cấp tạo nên một không gian kỳ thú và hấp dẫn, dự kiến nơi đây là chỗ nghỉ chân chặng kết của chuyến du lịch thám hiểm leo núi lội suối.
TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI TOÀN KHU
TT |
Loại đất |
Tỉ lệ (%) |
I |
Phân loại theo độ dốc : |
|
1 |
Độ dốc dưới 5% |
41 |
2 |
Độ dốc 5% – 15% |
44 |
5 |
Độ dốc trên 15% |
15 |
II |
Phân loại theo thảm thực vật : |
|
1 |
Đất rừng tự nhiên |
21 |
2 |
Đất rừng tái sinh |
27 |
3 |
Đất trống đồi trọc xen cây bụi nhỏ |
19 |
4 |
Mặt nước |
3 |
5 |
Đất trồng cây, ruộng cạn, sình lầy |
30 |
III |
Phân loại theo sử dụng : |
|
1 |
Đất ở |
1 |
2 |
Đất canh tác nông nghiệp |
20 |
3 |
Mặt nước |
3 |
4 |
Đất lâm nghiệp |
27 |
5 |
Đất dân tự khai phá trồng cây |
49 |
2.4 Tình hình dân cư và hiện trạng công trình kiến trúc:
Khu vực này hiện nay ngoài số hộ nằm trong diện di dời giải phóng mặt bằng của dự án thuỷ lợi hồ chứa nước Thanh Lanh còn một vài hộ dân địa phương và nơi khác đến dựng một số lán tạm sơ sài dùng để trông coi nương rẫy, hiện cần phải di dời để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư trồng rừng, tránh hiện tượng chặt phá rừng phát nương rẫy bừa bãi gây sói mòn đất ảnh hưởng tới môi trường sinh thái lòng hồ, công việc này rất quan trọng vì hiện nay theo thống kê tất cả các hồ nhân tạo chứa nước trên cả nước ta đều bị hiện tượng sói mòn làm ảnh hưởng rất lớn đến thể tích lòng hồ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến phát triển nông lâm nghiệp.
2.5 Hiện trạng các công trình hạ tầng kĩ thuật:
2.5.1 Hiện trạng giao thông:
Giao thông hiện nay chỉ có 1 đường duy nhất đI qua xã Trung Mỹ vào khu vực dự án, đường đất đá đã xuống cấp, rất hẹp, nhiều ổ gà rất khó đi, vì thế việc đi lại vào khu vực hiện nay không được thuận lợi.
Giao thông trong khu vực hiện chỉ có 1 con đường mòn độc đạo nối từ phía ngoài đập vào trong khu cốt +120m, con đường này sẽ bị ngập nước một phần lớn khi hồ chứa nước Thanh Lanh hoàn thành.
Phần đường còn lại mòn dốc, gồ ghề. Khi triển khai dự án cần được quy hoạch, nâng cấp cải tạo để phục vụ đi lại nội vùng.
2.5.2 San nền, thoát nước mưa:
a) Hiện trạng nền:
Khu vực nghiên cứu có địa hình đa dạng, bao gồm những dải đồi nối tiếp nhau và bị chia cắt khá mạnh bởi các khe tụ thuỷ, tập trung nước mặt chảy về thung lũng.
+ Cao độ địa hình trải dài từ ngoài cốt thấp nhất là +40m chân đập chính dốc dần vào bên trong cốt lớn nhất là +400m (thác Ba Ao)
Nhìn chung địa hình khu vực đồi núi không thuận lợi cho xây dựng các công trình quy mô lớn.
Khu vực đất bãi ở các cốt +80m, +90m, +100m có diện tích lớn, khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao văn hoá.
b) Hiện trạng thoát nước mưa:
Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa, chủ yếu nước chảy tự nhiên theo độ dốc địa hình về các khe tụ thuỷ, suối nhỏ rồi đổ vào con suối trung tâm chảy ở giữa thung lũng rồi chảy ra sông Bả.
2.5.3 Hiện trạng cấp điện, cấp nước:
Hệ thống điện hiện tại chưa có.
Sử dụng nguồn nước tự nhiên sẵn có.
2.5.4 Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường:
Hiện trạng hệ thống thoát nước bẩn trong phạm vi quy hoạch chưa có gì.
2.6 Các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan:
Hiện nay chưa có dự án đầu tư nào trong phạm vi khu đất
2.7 Nhận xét chung:
Qua các đặc điểm hiện trạng cho thấy khu đất phù hợp và có nhiều cảnh quan địa hình đẹp để quy hoạch xây dựng thành một khu vui chơi giải trí du lịch sinh thái có nhiều chức năng nghỉ ngơi vui chơi giải trí, phục vụ nhân dân trong Tỉnh nói riêng và khách du lịch trong và ngoài nước nói chung . Với khu đất còn hoang sơ, hoang hoá cần có sự đầu tư đồng bộ từ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng kiến trúc phù hợp, hệ thống bảo vệ quản lý và đặc biệt là công tác triển khai di dời các hộ dân còn lại ra khỏi khu vực để tăng cường bảo tồn xây dựng phát triển cảnh quan tự nhiên cũng như bảo vệ mặt hồ nhằm phát triển sinh thái và đảm bảo nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu của vùng hồ chứa nước Thanh Lanh.
CHƯƠNG 3:
QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
3.1 Quan điểm thiết kế quy hoạch:
- Tận dụng đối đa điều kiện thiên nhiên môi trường sẵn có, cải tạo xây dựngthêm các kiến trúc cảnh quan mới hoà nhập với cảnh quan thiên nhiên có sẵn đưa vào phục vụ du lịch tạo nguồn kinh phí đầu tưtiếp theo cho công tác lưu giữ phát triển các cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Có công năng mạch lạc, mục đích sử dụng đạt được tối ưu theo đúng nhiệm vụ yêu cầu sử dụng của công trình . Trên cơ sở đó đề xuất được phương án khai thác, quản lý, sử dụng, vận hành, khi Dự án đi vào hoạt động.
- Đẹp về lâu dài, phù hợp với tương lai, thuận lợi cho việc thiết kế đầu tư bổ xung.
- Hài hoà và gần gũi với không gian kiến trúc chung. Tạo cảm giác tốt và thu hút cho người trực tiếp sử dụng và du khách.
- Quy hoạch phát triển bền vững và kinh tế.
- Thể hiện được là khu có vị trí đặc biệt trong tổng thể phát triển chuỗi Vui chơi giải trí, du lịch sinh thái của Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tận dụng đối đa điều kiện địa chất thuỷ văn, ánh sáng, hướng gió, mặt nước, vận dụng vào thiết kế.
- Quan điểm trong thiết kế công trình và hạ tầng cơ sở là chú trọng nhiều đến cảnh quan thiên nhiên hoà nhập thiên nhiên bao gồm các hạng mục:
– Hệ kiến trúc sinh thái:
+ Cải tạo cảnh quan thiên nhiên, trồng cây xanh bảo vệ giữ màu cho đất, trồng thêm nhiều cây xanh truyền thống, cây cảnh, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên khu vực.
+ Xử lý hệ thống kè bờ, trồng cỏ, cây sinh thái bảo vệ hồ, chống sói mòn, lở đất.
+ Cải tạo môi trường khu vực đập thuỷ lợi sau khi dự án đập hoàn thành, phát triển hệ thống nhà vườn, vườn ươm nhằm quản lý bảo vệ và phát triển cây xanh sinh thái.
+ Xây dựng các trạm, đội bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và nước thải, an ninh khu vực.
+ Tạo các khu nhà vườn tại một số khu vực để phát triển ươm giống, trồng chế tác cây cảnh, các loài thực vật quý hiếm nhằm phát triển đa dạng phong phú hệ sinh thái tự nhiên.
+ Mở rộng dòng chảy, tận dụng áp lực nước tự nhiên, tạo thêm nhiều thác nước và hồ chứa nước ngọt phục vụ cảnh quan, và là chỗ chứa nước phục vụ tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Tạo kiến trúc du lịch đặc trưng vùng là du lịch thám hiểm leo núi, tắm suối, vượt thác.
+ Tạo kiến trúc miền núi trung du như: Khu trang trại bảo tồn nuôi gây giống các loài cá, chim, thú. Xây dựng khu nuồi trồng thuỷ sản, thả vó bè nuôi và đánh bắt cá. Công viên nước hồ tạo sóng kết hợp với suối và thác nước tự nhiên, các khu vui chơi giải trí gắn với hệ sinh thái tự nhiên……
+ Xây dựng các khu Làng văn hoá với mục đích gìn giữ phát triển văn hoá Dân tộc truyền thống địa phương, giao lưu giới thiệu bản sắc dân tộc địa phương với khách du lịch trong và ngoài nước.
– Hệ thống các dịch vụ phục vụ khách du lịch:
+ Nhà hàng phục vụ theo kiến trúc xưa kết hợp các hoạt động văn hoá truyền thống – phục vụ các món ăn địa phương cung cấp từ nguồn nuôi trồng sẵn có.
+ Khu giao lưu biểu diễn văn nghệ, múa rối nước, vui chơi cảm giác mạnh, nhà hàng phục vụ ăn theo lối hiện đại kết hợp ca nhạc hiện đại, vũ trường – phục vụ các món ăn âu, á. Hệ thống bể bơi bể vầy, sân thể thao chất lượng cao.
+ Xây dựng khách sạn tiêu chuẩn cao: trong đó có các phòng nghỉ dưỡng, phòng họp, hội thảo, thể thao giải trí phục vụ các hội nghị, hội thảo, cho các đoàn cán bộ và du khách trong và ngoài tỉnh.
- Hệ thống nhà vườn, nhà nghỉ bao gồm:
+ Xây dựng khu an dưỡng, khu trại sáng tác phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi dưỡng sức của mọi tầng lớp nhân dân, tạo môi trường sinh thái và nhu cầu cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu sáng tác nghệ thuật, văn học và an dưỡng.
+ Xây dựng câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ, vườn thiền trúc lâm mang tính chất á đông phù hợp với tính cách và sở thích thầm kín của người Việt, đồng thời cũng là nét Văn hoá truyền thống gửi gắm đến bạn bè khách Quốc tế khi có dịp ghé thăm nơi đây.
+ Xây dựng các cụm biệt thự nhỏ dạng làng nhà Việt cổ với những hình thức kiến trúc đặc sắc nằm trong khuôn viên có vườn cây xanh chia làm nhiều loại có diện tích khác nhau nằm xen kẽ giữa kiến trúc thiên nhiên được bố trí hợp lý phù hợp với các mức sống của mọi tầng lớp nhân dân có thu nhập khác nhau.
– Hệ thống cơ sở hạ tầng: giữa các khu vực là ngắn nhất:
+ Đường giao thông xây dựng sử dụng vật liệu truyền thống đảm bảo thuận tiện mật độ đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế công trình du lịch sinh thái.
+ Bãi đỗ xe, bến thuyền.
+ Trạm điện.
+ Trạm xử lý, cấp nước.
+ Trạm xử lý nước thải theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
+ Hệ thống các chòi nghỉ dọc đường và vệ sinh công cộng.
+ Giao thông vào khu du lịch sử dụng hai phương thức:
– Sử dụng thuyền, kết hợp xuồng có động cơ đón khách.
– Sử dụng giao thông đường bộ.
3.2 Quy hoạch kiến trúc:
3.2.1 Tính chất.
Quy hoạch chung tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định :
Khu vực nghiên cứu, thiết kế là khu vui chơi giải trí, là nơi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái của mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh nói riêng và nhân dân trong và ngoài nước nói chung.
3.2.2 Các chỉ tiêu chính của đồ án:
Căn cứ các quy định của quy hoạch chung, tình hình hiện trạng và các quy chuẩn, quy phạm hiện hành xác định các chỉ tiêu KTKT chủ yếu của đồ án:
– Khu đất có diện tích khoảng : 155,8ha
– Khu vui chơi, du lịch sinh thái phải được xây dựng đẹp và hấp dẫn nhân dân trong khu vực cũng như du khách trong và ngoài nước, đồng thời giữ gìn môi trường tự nhiên sẵn có của khu vực.
– Giao thông:
+ Đảm bảo giao thông thuận lợi, có các bãi đỗ xe cho khách.
+ Đường đi trong khu du lịch được tận dụng tối đa nguồn vật liệu sỏi đá sẵn có từ việc nạo vét lòng hồ, móng đường giao thông chính dùng B.T cấp phối sỏi mặt dải nhựa átphan, đường giao thông nội bộ lát đá, hoặc trải sỏi.
+ Hệ thống giao thông đường thủy chu yếu bằng xuồng máy hoặc thuyền, tại các khu chức năng đều được xây dựng các bến đậu thuyền đá hộc giật cấp vừa thuận tiện vừa phù hợp với tự nhiên.
– San nền xây dựng trong khu vực:
+ Cố gắng tôn trọng tối đa địa hình tự nhiên, khối lượng san nền ít nhất đảm bảo tính kinh tế của đồ án bằng biện pháp cân bằng đào đắp tại chỗ.
+ Bảo đảm khu vực xây dựng nằm trong qui hoạch thoát nước tốt nhất, phù hợp với sự biến động của mực nước hồ.
– Cấp nước:
Cấp nước thường xuyên cho các chức năng trong khu vực với tiêu chuẩn:
+ Khách sạn, nhà ở: 150lít/nguời/ngđ.
+ Phục vụ, điều hành: 100lít/người/ngđ.
+ Du khách: 40lít/ người/ngđ. Bố trí các họng cứu hoả và tưới cây.
– Thoát nước bẩn vệ sinh môi trường:
Nước thải phải được xử lý theo tiêu chuẩn quy định hiện hành trước khi chảy ra hồ.
Rác: Được thu gom hàng ngày, một phần xử lý tại chỗ, phần còn lại được trở đi xử lý tại các trung tâm xử lý rác của khu vực.
– Cấp điện:
Đảm bảo cấp điện 24/24h.
Chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn:
+ Đường nội bộ 0,6 CD/m2
+ Mặt nước thảm cỏ 0,4 CD/m2
3.2.3 Cơ cấu tổ chức quy hoạch.
Cơ cấu tổ chức quy hoạch:
Dùng giải pháp phân tán, các khu chức năng nằm rải theo dọc bám vòng theo hồ theo một lối giao thông độc đạo duy nhất, do vậy tổ chức điều hành an ninh quản lý toàn khu du lịch được thuận lợi. Khu trung tâm đặt tại vị trí cốt +80m, +90m thuộc phía bắc khu đất, gồm các khu chức năng ấn tượng, từ đây có các lối dẫn du khách tới các khu vui chơi, giải trí và thư giãn khác nhau được trải dài trên đường giao thông toàn khu và tới các khu chức năng khác nhau. Các khu chức năng có tính chất độc lập riêng biệt được đặt tại những vị trí phù hợp. toàn bộ khu vực được bao bọc bởi hệ thống rừng sinh thái.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quy hoạch.
Ưu điểm của phương án:
– Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tổng thể cơ bản và đầy đủ.
– Dễ phát triển thành Khu vui chơi du lịch sinh thái có quy mô lớn, hiện đại và các khu chức năng hoạt động riêng không ảnh hưởng lẫn nhau.
– Dễ quản lý kiểm soát trong quá trình sử dụng
– Phân khu chức năng phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực, tận dụng tối đa địa hình, thảm thực vật hiện có.
– Vừa có tính độc lập cao vừa thuận tiện cho việc kết nối giữa các khu chức năng khác nhau.
– Thuận lợi cho việc phân kỳ đầu tư
Nhược điểm:
– Do điều kiện khu vực đầu tư địa hình phức tạp phương án chọn phải chấp nhận chi phí đầu tư lớn.
BẢNG 1: THỐNG KÊ SỬ DỤNG ĐẤT
(PHƯƠNG ÁN CHỌN)
BẢNG CÂN ĐỐI ĐẤT ĐAI |
|||
TT |
Thành phần đất đai chính |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ % |
01 |
Dịch vụ công cộng – khách sạn |
21,98 |
14,1 |
02 |
Thể thao, vui chơI giảI trí |
16,9 |
10,84 |
03 |
Công viên cây xanh, trồng rừng |
33,1 |
21,25 |
04 |
– Đất vườn sinh thái +đường nội bộ (27,2 ha);- Biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ (17,68 ha).
– Đất thương phẩm biệt thự nhà Việt cổ (4,42 ha) |
49,3 |
31,64 |
05 |
Đất dự trữ phát triển |
6,5 |
4,17 |
06 |
Đất giao thông |
28,02 |
18 |
|
Tổng
|
155,8 |
100 |
T T |
Phân khu chức năng chính Dự án |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ % |
A |
Khu đón tiếp |
28,4 |
18,3 |
B |
Khu điều hành |
24,81 |
15,9 |
C |
Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp. |
24,3 |
15,6 |
D |
Trung tâm ấn tượng, khu vui chơi thiếu nhi, vui chơi cảm giác mạnh, vườn chim cảnh… |
11,7 |
7,5 |
E |
Công viên nước Disneyland, hồ tạo sóng, tắm bùn, các trò chơi nước ống trượt. Vườn thú hoang dã, nuôi cá sấu…..tinh hoa dân tộc thu nhỏ, múa rối nước, ẩm thực. |
4,2 |
2,7 |
F |
Quảng trường trung tâm, sân biểu diễn lễ hội, bến xe, bến thuyền trung tâm, xe đạp nước, xe máy nước…. |
5,3 |
3,4 |
G |
Khu nhà và vườn ươm giống, chế tác cây cảnh. |
3,24 |
2,0 |
H |
Khu nhà nghỉ cao cấp, TT thể thao |
12,65 |
8,1 |
Y |
Khu làng dân tộc Việt Nam, ( các khu nhà sàn dân tộc, sân lễ hội dân tộc, trang trại nuôi thú, nuôi trồng thuỷ sản, lầu ngọc… |
14,9 |
9,5 |
K |
Khu trại sáng tác |
18,1 |
11,6 |
L |
CLB rèn luyện sức khoẻ, nghỉ dưỡng |
8,2 |
5,4 |
Tổng diện tích đất quy hoạch Dự án |
155,8 |
100 |
3.2.4 Quy hoạch sử dụng đất đai:
* Khu đón tiếp (khu A):
Bao gồm nhà quản lý tiếp đón (giới thiệu toàn cảnh khu du lịch và phát tờ rơi), quảng trường vườn hoa, bãi đỗ xe lớn, bến xe điện, tại đây khách sẽ qua cửa soát vé và đi vào khu du lịch, có bảng biểu chỉ dẫn, khách có thể đI bằng nhiều loại phương tiện như xuồng máy, xe đIện hoặc xe hơi…. Tại đây có tổ chức chợ bán đồ lưu niệm mỹ nghệ và các mặt hàng đặc trưng của địa phương. Ngoài ra còn tập trung ở đây khu nhà ở của cán bộ nhân viên là những người sống và làm việc tại ngay trong khu vực. Trong khu còn bố trí một diện tích nhỏ là đất thương phẩm để xây dựng biệt thự nhà vườn theo quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
* Khu điều hành (khu B):
Khu tiếp đón được bố trí ở phía bờ Tây của hồ chứa nước Thanh Lanh, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hình thành khu vui chơi du lịch sinh thái, là ngưỡng cửa đón tiếp các đoàn khách du lịch, các đoàn cán bộ đến khu vui chơi du lịch.
Bao gồm bộ phận quản lý trụ sở chính ban quản lý khu vui chơi du lịch, quảng trường vườn hoa, bãi đỗ xe, khách sạn phục vụ nghỉ ngơi, hội nghị hội thảo với đầy đủ các nhu cầu như bể bơi, xông hơi massage, thể thao……Phục vụ nhu cầu mọi tầng lớp nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc cũng như khách tới tham quan và làm việc tại Tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra khu vực này còn bố trí Khu vườn sinh thái, nhà ở biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ với kiến trúc dạng nhà vườn nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu ăn ở nghỉ ngơi sinh thái của con người kết hợp với đất thương phẩm để xây dựng biệt thự nhà vườn theo quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
* Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp (Khu C):
Đây là khu vực không thể thiếu trong cơ cấu bố cục quy hoạch khu vui chơi du lịch sinh thái.
Nổi bật nhất nơi đây là tổ hợp các dịch vụ ăn uống, giải trí. Khu thể thao được tổ chức với đầy đủ các loại hình như bể bơi, sân tennis, bóng chuyền cầu lông…..
Ngoài các loại hình nghỉ ngơi dịch vụ, nơi đây được quy hoạch một khu nhà ở gồm các biệt thự nhà nghỉ 2 tầng và nhà Việt cổ kết hợp với đất thương phẩm để xây dựng biệt thự nhà vườn theo quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong khuôn viên các khu nhà biệt thự kết hợp Vườn sinh thái trồng các loại cây, bồn hoa, bể phun, sân ngắm cảnh, chòi nghỉ, ghế đá, các sân thể thao teniss, bóng chuyền, cầu lông, và một số dịch vụ công cộng khác….. nhằm thoả mãn nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi thư giãn cho mọi người sau những thời gian làm việc căng thẳng. Trong khu vực này bố trí các đường dạo giúp cho du khách vừa nghỉ ngơi thư giãn vừa có thể thưởng ngoạn cảnh quan toàn bộ khu hồ Thanh Lanh.
* Khu trung tâm ấn tượng (Khu D):
Khu trung tâm ấn tượng là nơi tập trung thu hút khách đến tham quan giải trí nghỉ ngơi đặc biệt là khách thăm quan lứa tuổi thanh thiếu niên thiếu nhi, là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi độc đáo cảm giác mạnh và ấn tượng, là đầu mối để dẫn dắt du khách tới những hoạt động du lịch sinh thái nối tiếp. Khu trung tâm ấn tượng gồm các hạng mục sau:
+ Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh là nơi thư giãn ngắm cảnh trên tháp cao, có thể ngồi giải khát trên một không gian thoáng, nơi có tầm nhìn rộng ra mọi hướng trong khu vực.
+ Vườn chim thú cảnh là nơi nuôi và lưu giữ những loài chim thú đặc thù của địa phương, nhằm giúp du khách hiểu biết thêm về hệ động thực vật của khu vực.
+ Bánh xe khổng lồ, xe bay cảm giác mạnh là những trò chơi thu hút đối tượng thanh thiếu niên, đó là nhu cầu không bao giờ thiếu được đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, tạo nên một không gian vui chơi nhộn nhịp nhằm nối kết đến khu vui chơi tiếp theo là khu vui chơi công viên nước Disneyland.
+ Công viên khủng long mô tả lại quang cảnh cuộc sống của loài Khủng long thời tiền sử, những con khủng long mô tả như thật với tự động hoá tạo nên sức sống gây cảm giác ly kỳ đối với du khách, vừa sợ hãi, vừa hấp dẫn tạo nên sự tôn trọng của con người đối với thiên nhiên hoang dã.
Khu vực này còn dự trữ một phần đất rộng 2,6 ha dự trù nhu cầu phát triển các dịch vụ trong tương lai, trước mắt trồng cây xanh tạo công viên rừng.
* Công viên nước Disneyland (Khu E):
Bao gồm hồ tạo sóng nhân tạo, bể bơi, bể vầy, các trò chơi nước, tháp lâu đài mang hình tượng lâu đài Disneyland, ống trượt, đài phun tạo nên một quang cảnh sôi động cực kỳ hấp dẫn với tất cả các loại hình trò chơi nước, tắm bùn, xông hơi bằng lá thuốc tăng cường sức khoẻ. Các loại hình trò chơi nước thiết kế trên cơ sở lợi dụng dòng chảy và áp lực của nước tự nhiên sẵn có.
Khu vực vườn hồ nuôi cá sấu, vườn thú hoang dã tạo cho nơi đây một giá trị cực kỳ độc đáo và hấp dẫn trí tò mò khám phá của du khách. đồng thời cũng tạo ra những sản vật quý hiếm thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc nuôi thả có kế hoạch, qua đó tạo ra môi trường tham quan cho du khách, tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị hấp dẫn du khách, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
Các loại hình biểu diễn múa rối nước Dân tộc, kết hợp với nhà hàng ẩm thực dân tộc với các món ăn đặc trưng của dân tộc các miền.
Các mô hình kiến trúc tiêu biểu của Dân tộc, gợi ý bản sắc dân tộc Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam.
* Quảng trường, trung tâm biểu diễn lễ hội (khu F):
Nơi đây là chỗ tập kết chính của trung tâm khu vui chơi du lịch, là một trung tâm biểu diễn lễ hội rất lớn hoành tráng, là nơi diễn ra các hoạt động biểu diễn văn hoá, lễ hội truyền thống địa phương, các buổi biểu diễn giao lưu liên hoan ca nhạc, các chương trình cắm trại, phục vụ các hoạt động lễ kỷ niệm của đất nước do các ban ngành tổ chức.
Trong khu có các bãi để xe, các bến thuyền chính, công viên xe đạp nước, xe máy nước, biểu diễn đua thuyền…
Ngoài các chức năng trên nơi đây được tổ chức một vườn hoa rất lớn và quy mô với muôn vàn màu sắc của các loài hoa khắp miền tổ quốc.
* Khu nhà vườn ươm giống, chế tác cây cảnh, hỗ trợ phát triển trồng rừng (Khu G):
Khu vực này bao quanh hồ diều hòa được phân chia thành các khuôn viên riêng biệt, gồm các khu nhà nghỉ cao cấp thấp tầng và vườn bao quanh. Mục đích dùng để tạo ra các vườn ươm giống gieo nuôi trồng các giống cây phục vụ công tác trồng rừng, nghiên cứu tạo ra các giống cây ăn quả và các giống cây quý tạo sự phong phú cho thảm thực vật hồ Thanh Lanh. Đồng thời cung cấp thêm các khu nhà nghỉ cho du khách.
Ngoài ra đây còn là nơi chế tác gây trồng những cây cảnh có giá trị, nghiên cứu phát triển các họ hoa Phong Lan, địa Lan, các loại thảo mộc giá trị……. tạo ra các mặt hàng, hiện vật lưu niệm có giá trị, tạo ra một môi trường sinh thái thiên nhiên quyến rũ của khu du lịch hồ Thanh Lanh, và đó cũng là nhân tố thu hút níu chân khách du lịch, lưu lại những kỷ niệm đẹp của chuyến du lịch.
* Khu nhà nghỉ cao cấp, trung tâm thể thao (Khu H):
Khu dịch vụ cao cấp bao gồm khu khách sạn, nhà nghỉ độc lập đạt tiêu chuẩn kèm theo là các dịch vụ thể thao, bể bơi nước nóng, xông hơi massage, ăn uống….kết hợp với suối tự nhiên, các hồ nước xanh trong và thảm thực vật tươi tốt. Tất cả nằm trong một khuôn viên độc lập yên tĩnh, tạo ra một môi trường nghỉ ngơi an dưỡng sinh thái lý tưởng mà không nơi nào có được.
* Khu làng dân tộc Việt Nam (Khu Y):
Gồm các khu nhà sàn dân tộc Mường, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Dao tạo thành một quần thể các làng dân tộc. Tại đây tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc, biểu diễn múa xạp, uống rượu cần, ném còn, múa khèn, hội cồng chiêng v..v… và cũng tại đây du khách sẽ được thưởng thức văn hoá ẩm thực dân tộc miền núi trung du.
Khu trang trại bao gồm các khu vườn nuôi thả gia súc, gia cầm, các vườn chim, vườn cò, vườn nuôi ong. Ngoài ra còn có một số chuồng nuôi nhốt thú, mục đích để cung cấp nguồn thực phẩm cho khu du lịch, dự án cũng xin đề xuất chức năng nuôi, bảo tồn một số loài động vật quý hiếm bảo vệ chống lại sự săn bắn trái phép bừa bãi, đồng thời cũng tạo cho khu du lịch một điểm thăm quan độc đáo có giá trị như một bảo tàng động vật tự nhiên.
Lầu ngọc là công trình kiến trúc đặc sắc đứng độc lập trong không gian tự nhiên yên bình và thơ mộng, đến đây du khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân tộc mộc mạc chân quê từ các sản vật nuôi trồng cẵn có của vùng hồ. Tại đây du khách sẽ như lạc vào một khung cảnh hữu tình mang đậm nét đồng quê. Dưới lớp nhà mái bát giác là những thuyền câu, thuyền chài quăng lưới kéo vó trên mặt nước, khung cảnh đó sẽ làm cho du khách quên đi những ồn ào của chốn thị thành.
* Khu trại sáng tác (Khu K):
Bao gồm một khu nhà nghỉ dành cho các đoàn cán bộ các ngành nghiên cứu khoa học, lập trình, nghiên cứu sáng tác văn học nghệ thuật, hội hoạ…v..v cần một môi trường để nghỉ ngơi, làm việc. Tại đây được tổ chức có các phòng hội thảo, giao lưu, các khu vườn thiên nhiên được tổ chức nằm giữa hai ngọn núi tại hồ trữ nước. Khu thung lũng được hình thành trên cơ sở vùng cây lâm nghiệp hiện có, sẽ là một không gian lý tưởng cho nghỉ ngơi yên tĩnh và sáng tác nghệ thuật.
Với khung cảnh hấp dẫn, nơi đây không thể thiếu loại hình nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ con người, đó là tổ hợp các Khu vườn sinh thái biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ, nằm xen kẽ trong bóng mát cây xanh, với bố cục xen kẽ trên những cốt cao độ khác nhau sẽ tạo cho các khu nhà có được không gian và điểm nhìn rất đẹp hướng ra hồ, đó cũng là nét độc đáo của những khu nhà nghỉ sinh thái.
* Câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ, nghỉ dưỡng (Khu L):
Gồm một khu nhà nghỉ an dưỡng chủ yếu dành cho những người cao tuổi trong và ngoài nước có nhu cầu tìm đến những chốn thanh bình thư giãn tuổi già. Tại đây có đầy đủ tiện nghi và nhu cầu ăn ở cũng như hoạt động sinh hoạt vui chơi phục vụ tuổi già như vườn thiền trúc lâm, sân đánh cờ, công viên giải khát, ngoài ra còn có những loại hình vận động văn thể như câu lạc bộ khiêu vũ, các loại hình phục vụ sức khoẻ như phòng khám đông tây y, câu lạc bộ dưỡng sinh với đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao.
Môi trường trong sạch bình yên và mang đậm chất dân dã đó là quan điểm thiết kế và cũng rất phù hợp với sở thích và cuộc sống của tuổi già. Đây sẽ là môi trường nghỉ ngơi dưỡng lão lý tưởng.
Hoà với cảnh sắc yên bình nơi đây được bố trí dải rác các cụm Vườn sinh thái biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ, mô phỏng kiến trúc làng cổ dân gian tạo cho khu vực một không khí ấm áp nhưng không quá náo nhiệt.
* Các khu đất dự trữ phát triển
Đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển khu vui chơi du lịch sinh thái, vị trí đặt tại những phần đất có khả năng đáp ứng được những yêu cầu trong tương lai đặt ra là có thể xây dựng các chức năng phục vụ du lịch mang tính hiện đại và độc đáo. Dự án đề lại một phần diện tích trên đảo nổi và phần diện tích phía bắc khu du lịch để chủ đầu tư nghiên cứu hướng tới các loại hình kinh doanh mới phục vụ tốt nhất nhu cầu xã hội và mang lại lơi ích cao nhât cho doanh nghiệp, trước mắt trong giai đoạn tới dùng để trồng rừng, gây giống cây phục vụ phát triển du lịch sinh thái lâu dài.
* Hệ thống các trạm quản lý bảo vệ môi trường, nuôi trồng thuỷ sản, an ninh, y tế dải đều theo tuyến du lịch. Trạm gồm đội quản lý bảo vệ môi trường, Trạm quản lý an ninh, y tế kết hợp với phòng cháy chữa cháy. Trạm quản lý nuôi trồng thủy sản. Nhằm đảm bảo an ninh an toàn khu du lịch và bảo vệ sinh thái rừng, củng cố duy trì các hoạt động du lịch được đảm bảo thông suốt.
* Diện tích trồng rừng, công viên cây xanh công cộng và giao thông khu vực:
Quy hoạch dự án được phân chia thành các chức năng hoạt động khác nhau, giải pháp ngăn cách hoặc nối tiếp các khu được sử dụng chủ yếu bằng các dải cây xanh và giao thông liên khu, giao thông và cây xanh luôn được gắn kết với nhau bổ xung cho nhau về mật độ cũng như làm giảm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Dọc các tuyến giao thông luôn được bố trí các công viên cây xanh vừa có mục đích thẩm mỹ cải tạo cảnh quan vừa là không gian nghỉ trong chặng du lịch. Rừng trồng trong khu du lịch chủ yếu cốt +90 trở lên, tạo phần nền cảnh quan cho khu vui chơi du lịch đồng thời giữ vai trò quan trọng không thể thiếu được là bảo vệ đất màu, chống sói mòn và là lá phổi xanh bảo vệ cho con người và vật thể tồn tại phát triển lâu dài.
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU DIỆN TÍCH ĐẤT THEO QUY HOẠCH.
T T |
Chức năng |
Diện tích đất (ha) |
Diện tích XD (m2) |
Diện tích sàn (m2) |
A |
Khu tiếp đón |
28,4 |
|
|
1 |
Panô quảng cáo, lời chào |
0,1 |
100 |
|
2 |
Cổng vào, biểu tượng khu du lịch |
0,16 |
100 |
|
3 |
Khu nhà ở cán bộ nhân viên |
0,86 |
1.250 |
1.250 |
|
Trạm quản lý môi trường |
|
40 |
|
4 |
Trung tâm điều hành, tiếp đón |
1,2 |
200 |
200 |
|
Phòng hướng dẫn |
|
|
|
|
Phòng thông tin liên lạc, đổi tiền. |
|
|
|
|
Phòng bán vé |
|
|
|
|
Phòng y tế |
|
|
|
|
Gửi đồ cá nhân |
|
|
|
|
Phòng an ninh |
|
|
|
|
Trạm kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
40 |
|
|
Nhà vệ sinh công cộng |
|
60 |
|
5 |
Trạm bảo dưỡng cung cấp nhiên liệu |
0,07 |
100 |
|
6 |
Sân đường nội bộ |
0,3 |
|
|
7 |
Vườn sinh thái |
9,09 |
|
|
8 |
Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập |
2,605 |
|
|
9 |
Đất thương phẩm (Biệt thự nhà vườn) |
1,675 |
|
|
10 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
7,64 |
|
|
11 |
Công viên cây xanh, trồng rừng |
4,7 |
5.690 |
|
B |
Khu điều hành |
24.81 |
|
|
1 |
Trụ sở chính công ty |
0,8 |
700 |
2.100 |
2 |
Vườn hoa, biểu tượng khu du lịch |
0.5 |
200 |
|
|
Bến thuyền |
|
200 |
|
|
Biểu tượng khu du lịch |
|
50 |
|
3 |
Khách sạn, hội thảo |
0.8 |
700 |
2100 |
|
Trạm kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
40 |
|
4 |
Khu dịch vụ giải khát |
0.06 |
500 |
900 |
|
Nhà hàng ăn hiện đại |
|
|
|
|
Nhà hàng ăn dân tộc |
|
|
|
|
Các phòng ngủ tiêu chuẩn |
|
|
|
|
Sân thể thao TeniS, cầu lông |
|
|
|
|
Siêu thị, cửa hàng bách hoá nhỏ |
|
|
|
|
Các chòi nghỉ (5x9m2) |
|
45 |
|
|
Bể bơi |
|
400 |
600 |
|
Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh |
|
70 |
|
|
Siêu thị 3 tầng |
|
900 |
|
5 |
Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập |
6,5 |
33.250 |
|
6 |
Vườn sinh thái |
5,5 |
|
|
7 |
Đất thương phẩm (Biệt thự nhà vườn) |
2,25 |
|
|
8 |
Nhà trẻ 4 nhóm |
0,6 |
200 |
400 |
|
Nhà vệ sinh công cộng |
|
60 |
|
9 |
Nền ngôi chùa cổ |
0,06 |
|
|
10 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
6,22 |
|
|
11 |
Công viên cây xanh |
1.52 |
|
|
C |
Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp |
24,3 |
|
|
1 |
Khu dịch vụ thể thao |
1,02 |
|
|
|
Sân tenis |
|
340 |
|
|
Sân cầu lông |
|
340 |
|
|
Sân bóng chuyền |
|
250 |
|
|
Siêu thị, cửa hàng bách hoá nhỏ |
|
300 |
300 |
|
Khu bể bơi, bể vầy |
|
350 |
600 |
|
Trạm kỹ thuật,(cấp điện, cấp nước, PCCC,ytế…). |
|
40 |
|
|
Nhà vệ sinh công cộng |
|
60 |
|
2 |
Khách sạn cao tầng |
1,45 |
900 |
6300 |
3 |
Vườn sinh thái; |
8,89 |
138.000 |
|
4 |
Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập |
3,99 |
22.250 |
|
5 |
Đất thương phẩm ( B thự nhà vườn) |
1,6 |
|
|
6 |
Khu dịch vụ giải khát mua sắm |
0,84 |
200 |
|
|
Cửa hàng giải khát |
|
300 |
|
7 |
Nhà hàng thủy tạ |
0,01 |
|
|
|
Bến thuyền |
|
200 |
|
|
Các chòi nghỉ(7x9m2) |
|
63 |
|
8 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
3,56 |
|
|
9 |
Công viên cây xanh, trồng rừng |
0,95 |
22.647 |
|
10 |
Đất dự trữ phát triển |
2,0 |
|
|
D |
Khu trung tâm ấn tượng |
11,7 |
|
|
1 |
Khu dịch vụ giải khát |
0,4 |
|
|
|
Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh |
|
70 |
|
2 |
Khu đu quay cảm giác mạnh |
0,8 |
1200 |
|
3 |
Vườn chim thú cảnh |
1,20 |
300 |
|
4 |
Công viên khủng long |
0,5 |
|
|
5 |
Hồ nuôi cá sấu |
0,7 |
|
|
|
Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
40 |
|
|
Nhà vệ sinh công cộng |
|
60 |
|
6 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
2,43 |
|
|
7 |
Công viên cây xanh |
2,67 |
5.760 |
|
|
Các chòi nghỉ(5x12m2) |
|
60 |
|
8 |
Đất dự trữ phát triển |
3,0 |
|
|
E |
Công viên nước Disneyland |
4,2 |
|
|
1 |
Khu di sản kiến trúc Việt Nam |
1,0 |
|
|
|
Nhà quản lý điều hành |
|
80 |
80 |
|
Trạm kỹ thuật, (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
40 |
. |
|
Mô hình Khuê Văn Các |
|
20 |
|
|
Mô hình Thiên Quang Tỉnh |
|
50 |
|
|
Mô hình tháp Chăm |
|
20 |
|
|
Mô hình nhà Rông |
|
50 |
|
|
Mô hình tháp Cửu Thiên |
|
20 |
|
|
Mô hình chùa Dơi Khơme |
|
50 |
|
|
Tượng các danh nhân |
|
|
|
2 |
Nhà hát múa rối |
0,5 |
|
|
|
Thuỷ đình biểu diễn múa rối nước |
|
50 |
|
|
Nhà hàng ẩm thực Việt Nam |
|
250 |
250 |
|
Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh |
|
70 |
|
|
Nhà trưng bày sản phẩm dân tộc |
|
100 |
100 |
3 |
Công viên nước |
1,2 |
|
|
|
Lâu đài Disneyland, ống trượt |
|
100 |
100 |
|
Các chòi nghỉ, (5x9m2) |
|
45 |
|
|
Nhà vệ sinh công cộng |
|
60 |
|
4 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
0,8 |
|
|
5 |
Công viên cây xanh |
0,7 |
|
|
F |
Quảng trường, trung tâm biểu diễn lễ hội |
5,3 |
|
|
1 |
Sân lễ hội, khán đài |
1,0 |
8.800 |
|
|
Trạm quản lý |
|
30 |
|
|
Biểu tượng khu du lịch |
|
50 |
|
2 |
Vườn hoa trung tâm bốn mùa |
1,2 |
9.500 |
|
|
Bến thuyền |
|
200 |
|
|
Bến xe máy nước, xe đạp nước |
|
200 |
|
|
Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh |
|
70 |
|
|
Các chòi nghỉ, (5x12m2) |
|
60 |
|
|
Vệ sinh công cộng |
|
60 |
|
3 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
2,3 |
|
|
4 |
Công viên cây xanh, trồng rừng |
0,8 |
7.980 |
|
G |
Khu nhà vườn ươm giống, chế tác cây cảnh, hỗ trợ phát triển trồng rừng |
3,24 |
|
|
1 |
Vườn ươm |
3,04 |
260770 |
|
|
Nhà nghỉ cao cấp thấp tầng (7 căn x 300m2) |
|
2100 |
2100 |
|
Trạm kỹ thuật, (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
30 |
|
2 |
Sân đường nội bộ |
0,2 |
1.200 |
|
H |
Khu nhà nghỉ cao cấp, tt thể thao |
12,65 |
|
|
1 |
Khu giải khát |
0,6 |
|
|
|
Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh |
|
100 |
|
2 |
Khu thể thao |
1,5 |
|
|
|
Sân tenis |
|
340 |
|
|
Sân cầu lông |
|
340 |
|
|
Sân bóng chuyền |
|
250 |
|
|
Bể bơi, bể vẩy |
|
600 |
|
|
Các chòi nghỉ, (5x9m2) |
|
45 |
|
|
Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
40 |
|
|
Nhà vệ sinh công cộng |
|
60 |
|
3 |
Khu biệt thự, nhà sàn |
4,5 |
|
|
|
Khu nhà nghỉ độc lập (7 căn x 70 m2) |
|
840 |
|
4 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
1,11 |
|
|
5 |
Công viên cây xanh |
4,94 |
39.795 |
|
Y |
Khu làng dân tộc Việt Nam |
14,9 |
|
|
1 |
Khu trang trại nuôi chim |
2,0 |
|
|
|
Khu trang trại nuôi nhốt |
|
500 |
|
|
Trạm kỹ thuật, (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy, ytế…). |
|
40 |
|
2 |
Khu làng văn hoá |
1,4 |
|
|
|
Nhà sàn dân tộc (20 nhà x 120m2) |
|
2.400 |
|
|
Bến thuyền |
|
100 |
|
|
Khu lầu ngọc |
|
170 |
|
|
Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh |
|
70 |
|
3 |
Khu nuôi trồng thuỷ sản |
2,1 |
|
|
|
Nhà quản lý |
|
60 |
|
|
Các chòi nghỉ, chòi bán sản phẩm |
|
120 |
|
4 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
2,16 |
|
|
5 |
Công viên cây xanh, hồ nước |
7,24 |
|
|
K |
Khu trại sáng tác |
18,1 |
|
|
1 |
Nhà nghỉ phục vụ sáng tác |
1,2 |
1.400 |
|
|
Các phòng làm việc hội thảo sáng tác |
|
|
|
|
Các phòng nghỉ |
|
|
|
|
Bếp, phòng ăn |
|
|
|
|
Căng tin, giải khát |
|
|
|
2 |
Vườn hoa tri kỷ |
0,9 |
3.200 |
|
|
Bến thuyền |
|
100 |
|
|
Các chòi nghỉ, (3 chòi x 12m2) |
|
36 |
|
|
Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
40 |
|
3 |
Vườn sinh thái |
2,762 |
|
|
4 |
Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập |
1,22 |
60250 |
|
5 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
2,52 |
|
|
6 |
Công viên cây xanh |
7,99 |
5.134 |
|
7 |
Đất dự trữ phát triển |
1,5 |
|
|
L |
CLB rèn luyện sức khoẻ, nghỉ dưỡng |
8,2 |
|
|
1 |
Khu nghỉ ngơi |
2,5 |
|
|
|
Nhà ở nghỉ dưỡng |
|
1.200 |
|
|
Các phòng ở cá nhân, ở tập thể |
|
|
|
|
Các phòng sinh hoạt, văn nghệ, CLB khiêu vũ. |
|
|
|
|
Bếp, phòng ăn |
|
|
|
|
Siêu thị, cửa hàng bách hoá nhỏ |
|
|
|
|
Căng tin, giải khát |
|
|
|
|
Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…). |
|
40 |
|
2 |
Vườn thiền trúc lâm |
0,7 |
3.000 |
|
|
Các chòi nghỉ, (3 chòi x 9m2) |
|
27 |
|
3 |
Vườn sinh thái |
0,96 |
|
|
4 |
Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập |
0,64 |
3.250 |
|
5 |
Đất giao thông, Bãi đỗ xe |
1,8 |
|
|
6 |
Công viên cây xanh |
1,6 |
5.083 |
|
Tổng diện tích đất quy hoạch Dự án |
155,8 |
|
|
Hệ thống đường giao thông
1 |
Tuyến đường A1 (16,5m) – 300 m |
0,55 |
|
|
2 |
Tuyến đường A (10,5m) – 9501 m |
14,4 2,48 |
|
|
3 |
Tuyến đường B (8,5m) – 2780 m |
|
|
|
4 |
Tuyến đường C (5,5m) – 5927,8 |
3,64 |
|
|
5 |
Tuyến đường D (2,5m). Đường dạo, đường xây bậc – 4524 m |
2,12 |
|
|
6 |
Bãi đỗ xe P |
3,58 |
|
|
7 |
Bãi đỗ xe điện |
0,5 |
|
|
8 |
Hệ thống cầu (2 cầu) |
0,75 |
|
|
Tổng diện tích đất giao thông |
28.02 |
|
|
3.6 – Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc :
Không gian kiến trúc được tổ chức trên cơ sở tổng thể không gian qui hoạch và yêu cầu của từng loại chức năng công trình để tạo được hình khối đường nét công trình và không gian công trình cho phù hợp với không gian chung.
Trong các khu chức năng đều có quảng trường rộng, sự mở rộng không gian sau khi khách đi từ các lùm cây, bờ cỏ qua một cổng vòm chào đón tạo cảm giác mới lạ và thu hút đối với khách tham quan.
Không gian kiến trúc được thể hiện cụ thể ở các loại hình kiến trúc sau :
– Đối với các công trình xây trong khu trung tâm yêu cầu phải có kiến trúc hiện đại, đồng thời kết hợp những nét dân tộc địa phương nhằm khẳng định một phong cách kiến trúc đặc thù.
– Mặt bằng cần linh hoạt có thể thay đổi dễ dàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều loại hình khác nhau.
– Đối với các công trình xây dựng trong khu Du lịch sinh thái cần có sự phối hợp màu sắc, không gian của các công trình, các thiết bị trò chơi trên nền xanh của cỏ cây sẽ tạo ra một bức tranh thiên nhiên gợi cảm. Không phô trương các mô hình kiến trúc lớn ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
– Các cấu trúc và hình dáng của các trò chơi giải trí sẽ được chú ý và nghiên cứu một cách tỉ mỉ, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về an toàn hiệu quả, dễ khai thác nhưng vẫn mang những nét biểu tượng truyền thống, phù hợp với thói quen và thị hiếu của người Việt nam và nhân dân địa phương.
– Đối với cụm công trình xây dựng trong khu trung tâm yêu cầu phải có không gian lớn hiện đại, khỏe khoắn, phù hợp với các loại hình hoạt động thể thao, văn hóa về tính chất, quy mô và có khả năng linh hoạt trong sử dụng.
– Các cụm công trình còn lại xây dựng yêu cầu không gian vừa phải kết hợp với thiết kế cây xanh thảm cỏ hoặc các sân vườn tiểu cảnh tạo được nhiều không gian riêng trong cái chung của màu xanh của rừng, tạo ra sự đa dạng cho khu vực.
– Về tầng cao của các công trình : không quá 3 tầng (trừ các công trình đặc biệt như tháp vọng cảnh hay một số công trình trong khu trung tâm như khách sạn, nhà điều hành …). Các khu vực đều có chiều cao quy định theo yêu cầu và quy mô nhằm tránh phá vỡ cảnh quan chung.
– Về sử dụng vật liệu : khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên và địa phương sẵn có, kết hợp với việc xử lý và gia cường công nghệ cao đảm bảo an toàn về chịu lực, chống cháy, hạn chế sự hủy hoại của thời gian và môi trường thiên nhiên.
– Hồ chứa nước Thanh Lanh đóng vai trò là bố cục trung tâm của khu du lịch. Theo địa hình, sẽ thiết kế và bố cục sao cho mặt hồ và đường dạo xung quanh gọn gàng khỏe mạnh. Những hồ nước kết hợp với cầu đảo và các chòi nghỉ sẽ tạo ra quanh cảnh diễm lệ và nên thơ.
– Xung quanh mép hồ một số chỗ dùng kè đá, thay đổi xiên hoặc thẳng, để tự nhiên, một vài đoạn dùng rào lan can. Ngoài ra còn bố trí một vài điểm bờ hồ thảm cỏ trườn xuống mặt hồ cho tự nhiên, trồng một ít cỏ lác, vài đám hoa súng tạo thêm sự thơ mộng.
< >Ven hồ có các đèn trang trí và các tiểu cảnh kiến trúc, tượng, núi đá v.v… làm điểm chấm phá trong không gian mặt hồ.- Tạo được một nền xanh bóng mát, trang trí, phong cảnh thống nhất với 3 tầng (tầng cao, tầng thấp và trung bình).
– Tạo một phong cảnh thiên nhiên có sức biểu hiện lớn.
+ Bố cục cây xanh tuân thủ một số nguyên tắc sau:
a. Tầng cao:
Độ cao H = 10 – 30m, với các cây bóng mát chủ đạo như :Cọ, Trám, Sấu, Đề, Muỗm, Ngọc Lan, Gạo, Muồng các loại…các loại cây này tạo nên những không gian cây xanh, bóng mát quanh năm xanh tươi.
b. Tầng trung bình:
Độ cao H = 5 – 10m là những loại cây Móng bò hoa vàng, Hoa ban, Tử vi, Tường vi, Đào phai, Mận, Bưởi, Cọ móc, Thu hải đường, Đùng đình, Tre trúc vàng…
c. Tầng thấp:
Độ cao H = 0,2 -2m là các loại cây cảnh như: Cô tòng, Ngâu, Dạ hương, Dâm bụt, Trúc, Chuối cảnh, Cọ cảnh, Dong, Cúc, Hồng, Lan ý, Mào gà….được trồng gắn liền với không gian các công trình kiến trúc, công trình văn hóa trong Công viên như Tượng, Đài phun nước, Bể cảnh vv…tạo cảnh quan sinh động phù hợp với chức năng và ý nghĩa biểu hiện của nó. Hàng rào xung quanh các khuôn viên trồng Ô rô, Duối, hoặc cây sắn được cắt xén đẹp, cầu có mái qua hồ cần có máng hai bên để trồng hoa. Quanh hồ trồng Liễu, Đào, Lộc, Vừng, Phượng…
3.8. Vật nuôi trong vườn chim thú cảnh, trang trại:
Vật nuôi trong công viên chủ yếu nằm trong khu nghỉ ngơi yên tĩnh những loại vật nuôi này không nằm ngoài mục đích trưng bày, tham quan, dồn dụ chim tự nhiên tạo môi trường sinh động với hệ sinh thái đa dạng.
Khu quây lưới nuôi chim, thú tự nhiên được nuôi thả các loài :
– Các loài chim ăn nuôi: Cò trắng, vạc, le khoang cổ, vịt trời, diệc xanh.
– Các loài chim cạn ngủ trên cây: Gà gô, gà so ngực gụ, gà rừng lốc trắng …
– Các loài chim nước Gà đồng, Sơn cầm, Rè giun, Cuốc ngực trắng, Xít xanh
– Các loài chim hót: Cu ngóc, Cu xanh khoang cổ, Sơn ca, Bông lau vàng, Chào mào khoang cổ, Khướu đầu trắng, Khướu khoang cổ, Họa mi.
– Các loại thú ăn cỏ, quả, lá cây như: Dê, Thỏ, Sóc, Nhím, nai hoẵng…..
3.9. Khối lượng và kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc:
Kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc xây dựng trong vui chơi khu du lịch sinh thái được tính toán trên cơ sở đơn giá xây dựng tại địa phương với những công trình có đơn giá cụ thể, đối với những hạng mục công trình không nằm trong đơn giá, trong khuôn khổ Dự án quy hoạch này kinh phí đầu tư xây dựng tạm thời ước tính. ( xem phần khái toán chi tiết kinh phí)
CHƯƠNG 4:
QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
4.1. Quy hoạch giao thông:
4.1.1. Giao thông đối ngoại khu vực:
– Giao thông đối ngoại là đến tuyến đường dân sinh thuộc xã Trung Mỹ, hiện nay tuyến đường nay đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cần được các cấp ban ngành quan tâm sửa chữa ,mở rộng và nâng cấp.
4.1.2. Giao thông nội bộ khu du lịch sinh thái:
– Hệ thống giao thông trong khu vực dự án được tổ chức đa dạng (đường thẳng, đường cong, đường lượn, chỗ tránh xe, kết hợp các vòng cung và đường tròn hoàn chỉnh) phù hợp với chức năng từng khu vực, liên hoàn gắn kết giữa các khu vui chơi và tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến nghỉ ngơi vui chơi giải trí.
– Khu vui chơi du lịch sinh thái được bố trí cổng vào tại khu đón tiếp , quảng trường lớn đón tiếp khách, các cổng vào khác được bố trí thuận tiện cho khách ra vào các khu chức năng.
– Tại các cổng vào tổ chức các trục đường trồng hoa và cây cảnh theo mùa tạo không gian rộng đón tiếp khách vào vui chơi giải trí.
– Trục đường giao thông chính (Loại I) trong khu vui chơi, đường rải nhựa átphal, mặt đường rộng 5,5m – 10,5m, vỉa hè rộng 1,5m – 3m; liên kết các khu chức năng và là tuyến giao thông chính cho các xe chuyên dùng.
– Đường dạo trong các khu vực (Loại II), đường btông hoặc lát đá, rải sỏi, được thiết kế phù hợp với điều kiện địa hình, các đường này có chiều rộng trung bình 1,5m đến 3,5m.
– Hệ thống bãi đỗ xe: Tổ chức làm nhiều khu bãi đỗ xe, tổng DT = 3,5ha.
Các bãi đỗ xe được bố trí gần với các bến thuyền để tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình của du khách.
Hệ thống cầu chính gồm 2 cầu BTCT.
+ Diện tích cầu bê tông cốt thép : 0,75ha.
(Chi tiết xem bản vẽ quy hoạch giao thông).
T T |
Chức năng |
Diện tích (ha) |
||||||||
P |
Hệ thống giao thông |
28,02 |
||||||||
1 |
Tuyến đường A1 16,5m ( 3+10,5+3m ) |
0,55 |
||||||||
2 |
Tuyến đường A 10,5m ( 1,5+7,5+1,5m ) |
14,4 |
||||||||
3 |
Tuyến đường B 8,5m ( 1,5+5,5+1,5m ) |
2,48 |
||||||||
4 |
Tuyến đường C 5,5m ( 1+3,5+1m ) |
3,64 |
||||||||
5 |
Tuyến đường D (2,5m). Đường dạo, đường xây bậc |
2,12 |
||||||||
6 |
Bãi đỗ xe P |
3,58 |
||||||||
7 |
Bãi đỗ xe điện |
0,5 |
||||||||
8 |
Hệ thống cầu (2 cầu) |
0,75 |
4.1.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến:
– Cấp đường: Cấp quản lý cấp IV, cấp kỹ thuật cấp 60.
-Tốc độ tính toán: 60 Km/h.
-Số làn xe yêu cầu: 02.
-Chiều rộng làn xe: 3,75m.
-Bán kính đường cong nằm tuỳ theo địa hình, tối thiểu Rmin = 125 m.
-Tầm nhìn tối thiểu:
+Một chiều: 75m.
+Hai chiều: 150m.
+Độ dốc tối đa: 15%.
+Độ dốc ngang phần xe chạy : 2%.
+Mo dun đàn hồi yêu cầu :1530 dan/cm2.
– Quy mô đường
a. Đường giao thông chính:
-Độ dốc dọc đường (tuỳ theo địa hình) imac =15%
-Độ dốc ngang đường: i= : 2%.
-Chỉ giới đường đỏ: 80 đến 95
Mặt đường xe chạy : 7,5 m.
b. Các thông số kỹ thuật:
-Tải trọng tính toán: H30
-áp lực bánh: P = 6 daN/ cm2
-Đường kính vệt xe: D = 33 cm
c. Kết cấu mặt đường:
– Bê tông tưới nhựa hạt mịn dày 5 cm
-Tưới hựa dính bám TCN 0,5Kg/ cm2
– Bê tông hạt nhựa thô dày 6cm.
-Tưới nhựa dính bámTCN1,5 Kg/ cm2
– Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm
– Cấp phối đá dăm loại 2 dày 20 cm
– Nền đầm chặt đạt K=0,98 dày 30 cm dưới sát lớp đáy móng.
d. Đường dạo: (Loại II)
-Kết cấu 1:
Đất nền đầm chặt K=0,98
Mặt xếp lát đá cuội tự nhiên.
-Kết cấu 2:
Đất nền đầm chặt K=0,98
Sỏi cuội nhỏ đầm chặt dày 10cm
Mặt đường xếp đá hộc, đá bản hoặc gạch lỗ.
e. Bãi đỗ xe:
– Đất nền đầm chặt K=0,98
Cấp phối sỏi dăm gia cố XM 6% dày 20cm
4.2. Quy hoạch san nền, cấp thoát nước:
4.2.1 Cơ sở thiết kế:
< >Căn cứ vào bản vẽ tổng hợp diện tích hiện trạng sử dụng đất khu vực Hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/2000đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào bản đồ địa hình khu đất bản vẽ tỉ lệ 1/2000 do Liên đoàn INTERGEO- Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam lập tháng 8/2004.Căn cứ vào số liệu của Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Bảng nhu cầu dùng nước sinh hoạt:
Số TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Tiêu chuẩn |
1 |
Tiêu chuẩn l/ng.ngđ |
l/ng.ngđ |
80 |
2 |
Số người |
Người |
2000 |
3 |
Số dân được cấp |
(%) |
100 |
4 |
Nhu cầu nước sinh hoạt |
(m3/ngđ) |
|
|
|
|
|
Tiêu chuẩn dùng nước lấy theo tiêu chuẩn nước cho sinh hoạt đô thị -Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước và các chỉ tiêu tính toán chủ yếu
TT |
Thành phần dùng nước |
Nhu cầu |
|
|
Tỉ lệ |
m3/ng.đ |
|
1 |
Nước sinh hoạt |
Qsh |
240 |
2 |
Nước cấp dịch vụ, công cộng |
20%Qsh |
48 |
4 |
Tưới cây, tưới đường |
10%Qsh |
24 |
5 |
Tổng cộng |
Q1 |
312 |
6 |
Rò rỉ, dự phòng |
29%Q1 |
90 |
7 |
Tổng cộng |
Q2 |
402 |
8 |
Dùng cho bản thân |
6%Q2 |
24 |
9 |
Công suất ngày TB |
Qtb |
426 |
10 |
Công suất ngày MAX |
1,2Qtb |
511 |
|
Công suất chọn |
|
600 |
Công suất cấp nước cho Dự án là 600 m3/ng.đ. Như vậy tính toán xây dựng trạm bơm tăng áp, và mạng lưới đường ống trên cơ sở công suất cấp nước là
600 m3/ng.đ
e.1. Xác định nguồn nước.
Nguồn nước cấp nước cho Dự án lấy từ hệ thống trạm sử lý nước, dựa trên cơ sở nguồn nước chính lấy từ nước suối và nước giếng khoan.
e.2. Phương án cấp nước.
Nước lấy từ giếng khoan và nước suối được bơm lên khu sử lý nước đặt trên đồi cao. Sau đó được bơm xuống các khu vực trong khu du lịch..
Do địa hình khu vực trải dài hai bên bờ suối, hồ và cao độ khác nhau nên toàn khu bố trí 3 trạm cấp nước. Nước sạch được đưa từ trạm cấp nước đến điểm dùng nước.
Trạm số 1 (200m3/ngày đêm) cấp nước cho các khu A, B, C,D.
Trạm số 2 (300m3/ngày đêm) cấp nước cho các khu E, F, G,H,Y.
Trạm số 3 (100m3/ngày đêm) cấp nước cho các khu K, L.
BẢNG ĐỊNH HƯỚNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU DỰ ÁN
Giai đoạn đầu tư |
||||
Các Trạm bơm giếng và đường ống nước thô |
Các công trình trong trạm xử lý |
Đường ống truyền dẫn cấp I từ trạm xử lý tới các đối tượng dùng nước |
Đường ống phân phối cấp II nối từ ống cấp I tới hàng rào các khu tiêu thụ |
Đường ống cấp nước trong nội bộ các khu |
Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án |
Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án |
Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án |
Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án |
Khu vực không thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án |
Dây chuyền công nghệ trạm xử lý
Các TBG
Dàn mưa ,bể lắng lọc nhanh
Bể chứa
Trạm bơm cấp II
Mạng lưới cấp I, II &III
Nhà hoá chất
e.3. Phương án cấp nước phòng chống cháy nổ.
– Mạng lưới cấp nước được lựa chọn là mạng lưới cấp nước chữa cháy áp lực thấp tức là mạng lưới chỉ bố trí họng cứu hoả, các họng cứu hoả được bố trí trên mạng lưới đường ống cấp I, theo tiêu chuẩn các họng được bố trí cách nhau 150m.Nhưng do địa hình của khu vực có nhiều công viên nước và hồ nên các họng cứu hoả chỉ bố trí tại các ngã 3, ngã 4 và trong các khu nhà biệt thự, nhà ở Tại các khu nhà cao tầng phải có hệ thống cấp nước cứu hoả riêng bao gồm trạm bơm cứu hoả, bể dự trữ, mạng lưới đường ống và thiết bị báo cháy tự động riêng cho từng khu nhà để dập tắt khi đám cháy mới xảy ra. Sau đó lưu lượng, áp lực dập tắt đám cháy thuộc các thiết bị chuyên ngành của cơ quan phòng cháy nổ Bộ Công an.
c) Nội dung phương án cấp nước :
* Công trình đầu nguồn:
– Xây dựng 3 trạm bơm cấp nước lấy nước mặt từ thác nước trong khu vực , Bố trí 1 máy bơm có công suất Q = 20 m3/h, H = 36-49 m.
– Xây dựng và lắp đặt điện động lực chiếu sáng cho 3 trạm.
– San nền, xây đường vào 3 trạm cấp nước .
– Xây dựng và lắp đặt đường dây cao thế ,và 3 trạm biến áp 50 KVA 10/0,4, cho các trạm.
– Lắp đặt đường ống dẫn nước thô HDPE PN 10, f90 , f110, f160, f225 , f400 dài 600m đảm bảo công suất 600m3/ng.đ.
* Trạm xử lý:
– San nền khu xử lý, kích thước 30 x 30m
– Xây dựng một đơn nguyên bể hợp khối dàn mưa cao tải, bể lắng tiếp xúc, lọc nhanh công suất 600 m3/ng.đ.
– Bể chứa nước sạch dung tích 150m3 kích thước 7x 7 x 3,9m.
-Xây dựng và lắp đặt khối nhà hoá chất 1 tầng .
– Xây dựng và lắp đặt trạm bơm cấp II, kết hợp trạm bơm rửa lọc .
– Nhà bảo vệ có diện tích 3,3m x 3,3m.
– Xây dựng bể chứa bùn có dung tích 15 m3
– Xây dựng sân phơi bùn 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có kích thước 6x6x1.5 m
– Xây dựng và lắp đặt đường ống kỹ thuật, thoát nước bằng thép đen và bê tông cốt thép có đường kính D15 ¸ D 300 cùng các phụ tùng tê, van, cút và đồng hồ đo nước.
– Xây dựng sân đường nội bộ khoảng 450m2, hàng rào 120m, cổng bảo vệ rộng 6,5m kể cả cổng phụ 2,0m.
– Xây dựng đường vào khu xử lý rộng 4m dài 20m.
– Xây dựng điện cao thế, trạm biến áp 80 KVA -10 / 0.4.
– Xây dựng điện động lực chiếu sáng khu xử lý và điện hạ thế xuống trạm.
– Xây dựng tuyến ống cấp I từ khu xử lý tới các hộ tiêu thụ và các khu dịch vụ từ f150 – f400 với tổng chiều dài 11.500m:
– Xây dựng lắp đặt tuyến ống cấp II từ tuyến ống cấp I tới hàng rào của các khu nhà và hàng rào của các hộ tiêu thụ đường kính ống từ f60 – f42 với tổng chiều dài 5121m và 200 đồng hồ đo nước f50 – f15.
Bảng tổng hợp vật tư thiết bị chủ yếu phương án chọn
G.Đ I (2003 – 2010) với công suất : 600m3/ngđ
STT |
Danh mục |
Đơn vị |
Số lượng |
|
I – Thiết bị vật tư đầu nguồn : |
|
|
1 |
ống dẫn mạng cấp I |
m |
6760 |
2 |
ống dẫn mạng cấp II |
m |
9664 |
3 |
Số nút |
nút |
170 |
4 |
Họng cứu hoả |
họng |
45 |
5 |
Trạm cấp nước |
trạm |
3 |
6 |
Bơm chìm Q= 20 m3/h, H= 36-49 m |
bộ |
03 |
7 |
Van một chiều F80 |
Cái |
03 |
8 |
Van hai chiều F80 |
Cái |
03 |
9 |
Máy biến áp 50 KVA – 10/0,4 |
bộ |
03 |
10 |
ống HDPE PN 10 D 90 |
m |
150 |
11 |
ống HDPE PN 10 D110 |
m |
150 |
12 |
ống HDPE PN 10 D160 |
m |
150 |
13 |
ống HDPE PN 10 D225 |
m |
100 |
|
II – Thiết bị vật tư khu xử lý : |
|
|
1 |
Bơm ly tâm trục ngang Q = 150 m3/h, H = 12 m |
bộ |
01 |
2 |
Bơm ly tâm trục ngang Q = 41 m3/h, H = 58 m |
bộ |
01 |
3 |
Bơm ly tâm trục ngang Q = 74 m3/h, H = 58 m |
bộ |
02 |
4 |
Clorator P = 0 – 1 kg/h đồng bộ ejector |
bộ |
01 |
5 |
Bình Clo 50 kg |
Bình |
03 |
6 |
Máy bơm kỹ thuật phục vụ Clorator Q =0.5 m3/h, H = 50m |
bộ |
02 |
7 |
Máy bơm hút nước rò rỉ Q=0.5 m3/h,H=10m |
bộ |
01 |
8 |
Ông INOX, bê tông các loại F15 – F200 |
m |
80 |
9 |
Tê, van, côn, cút các loại F15 – F150 |
cái |
30 |
10 |
Máy biến áp 180 KVA – 10/0,4 |
bộ |
01 |
11 |
Đồng hồ đo nước F200 |
cái |
01 |
12 |
Đồng hồ đo nước F250 |
cái |
01 |
|
III – Mạng phân phối và truyền dẫn: |
|
|
1 |
ống uPVC f200 |
m |
800 |
2 |
ống uPVC f150 |
m |
2647 |
3 |
ống uPVC f100 |
m |
4077 |
4 |
ống uPVC f90 |
m |
1782 |
5 |
Họng cứu hoả F125 |
bộ |
15 |
6 |
Van + bầu xả khí F25 |
bộ |
15 |
7 |
Tê, van, côn, cút các loại F50 – F250 |
cái |
200 |
IV |
Mạng cấp II |
m |
3.720 |
2 |
ống thép mạ kẽm F60 |
m |
1.630 |
3 |
ống thép mạ kẽm F48 |
m |
2.050 |
4 |
ống thép mạ kẽm F42 |
m |
1.420 |
5 |
Đồng hồ đo nước từ F50-F32 |
Cái |
200 |
6 |
Tê, van, côn, cút các loại F32 – F50 |
cái |
800 |
4.5. Thoát nước :
a) Nguyên tắc thiết kế và giải pháp thoát nước:
* Giới thiệu chung:
Hệ thống thoát nước là một tổ hợp những công trình kỹ thuật để thu nhận, vận chuyển các loại nước thải ra khỏi khu vực dân cư hay sản xuất. Sau đó xử lý làm sạch tới khi đạt yêu cầu được xả vào sông, hồ.
Có 2 loại nước thải chính :
– Nước thải sinh hoạt : Là nước thải từ các chậu rửa, buồng tắm, hố xí … trong các khu vệ sinh phục vụ sinh hoạt của các khu nhà ở của nhân viên, khu khách sạn nhà nghỉ…, nước thải này có chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng.
– Nước mưa : Sau khi rơi xuống chảy trên mặt đất, sân đường nội bộ trong khu vực, khu sản xuất v.v … được xác định là một loại nước thải .
Các loại nước thải trên được thu nhận và dẫn trong mạng lưới thoát nước bằng các ống cống, mương rãnh…. Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực dự án. Đồng thời xử lý và khử trùng tới mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước.
* Lựa chọn hệ thống thoát nước khu vực dự án:
Căn cứ vào ưu nhược điểm của các loại hệ thống thoát nước ta chọn giải pháp bao gồm 2 loại mạng lưới thoát nước như sau :
+ Mạng lưới thoát nước bẩn (mạng lưới thoát nước riêng số 1): là mạng lưới truyền dẫn nước thải đã xử lý cục bộ trong các khu nhà ở, khách sạn, nhà nghĩ …trong đó nước đã đạt tiêu chuẩn loại B, tiêu chuẩn 5942-1995 để tới khu xử lý nước thải tập trung của khu vực.
+ Mạng lưới thoát nước bề mặt (mạng lưới thoát nước riêng số 2): là mạng lưới thoát nước mưa trong toàn bộ bề mặt của khu vực dự án. Loại nước mưa này được thu vào các hố ga và dẫn không áp bằng các tuyến cống tròn hoặc mương nắp đan xả ra các khu vực trũng và đổ ra hồ.
b) Phương án phân chia lưu vực, tính toán mạng lưới thoát nước mưa:
* Phân chia lưu vực và diện tích thoát nước mưa :
Quy hoạch dự án có tổng diện tích theo quy hoạch 155,8 ha. Địa hình phức tạp trong việc thoát nước, vì vậy mạng lưới thoát nước mưa được thoát theo địa hình và cao độ của đường. Nước được thu vào các hố ga hàm ếch khoảng cách trung bình 50m/ 1cái, dẫn không áp bằng các tuyến cống tròn và mương hở qua các cửa xả đưa thẳng ra hồ.
Những vị trí địa hình trũng dùng trạm bơm nâng cốt bơm nước lên vị trí cao để thoát nước bằng các tuyến cống tròn.
* Tính toán thuỷ lực mạng lưới cống thoát nước mưa :
a/ Tính toán hệ thống cống ngầm theo phương pháp cường độ giới hạn của lưu vực tính toán, theo công thức : Qtk = 1/360 x CIA
Trong đó :
– Qtk : Là lưu lượng thiết kế theo tính toán m3/s.
– C : Là hệ số triết giảm phụ thuộc tính chất mặt phủ của lưu vực tính toán.
Với khu vực xây dựng mới lấy C = 0,7
Với khu vực cây xanh C = 0,3 – 0,5
– A : Là diện tích lưu vực tính toán (ha)
– I : Là cường độ mưa tính toán, được xác định bằng công thức:
5426(1+0,25log p x t0,13)
I = 0,36 ——————————-
( 19+t)0,82
Với P : là chu kỳ tính toán , P = 5
t : Là thời gian tổng cộng đến mặt cắt tính toán.
t = t1+ t2 + t3
t1 : Thời gian nước chảy trên bề mặt đến rãnh gần nhất. Thường lấy t1=7 phút.
t2 : Thời gian nước chảy trong rãnh đến miệng thu gần nhất t2=2 phút.
t3 : Thời gian nước chảy trong cống đoạn tính toán t3= 2lc/vc phút.
Lc: Là chiều dài đoạn cống tính toán.(m)
vc: Là vận tốc nước chảy trong cống (m/s)
2 : Là hệ số kể đến sự phát triển tốc độ nước chảy trong cống.
b/ Độ sâu cống và mương:
Cống và mương thoát nước mưa được đăt chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thông. độ sâu cống, mương phụ thuộc vào độ dốc dọc đường và vị trí đặt cống, mương.
Nhìn chung các tuyến mương thoát nước mưa được thiết kế có độ dốc cùng độ dốc của đường vì vậy chiều sâu chôn cống nói chung là tương đối đều nhau :
– Nếu đặt dưới phần đường cho người đi bộ hoặc vỉa hè Hmin . Nếu là cống hộp hay mương (Rãnh xây đậy nắp đan thì có thể dùng mặt tấm đan làm kết cấu nền vỉa hè)
– Nếu đặt ngoài mặt đường xe chạy và ngoài phần dành cho người đi bộ thì áp dụng như đặt dưới vỉa hè người đi bộ.
c/ Giếng thu, giếng thăm, ống cống :
+ Giếng thu:
Hệ thống mương thoát riêng cho nước mưa, vì vậy để đảm bảo mỹ quan và có thể chắn các loại rác do bề mặt đi tới không gây tắc ống, trên các tuyến cống ta dùng các giếng thu hàm ếch. Khoảng cách giữa các giếng lấy trung bình 30 m bố trí một cái.
+ Giếng thăm:
Giếng thăm của các tuyến cống phụ thuộc vào đường kính ống cống dọc, vị trí các giếng thu nước mưa và các tuyến nhánh đấu vào.
– Giếng thăm dùng cấu tạo BTCT. Nắp giếng dùng loại nắp gang không dùng tấm đan bê tông cốt thép.
+ Mương:
Mương xây gạch tiết diện chữ nhật có đậy nắp đan bê tông cốt thép theo các trục đường.
c) Nội dung chính phương án thoát nước mưa:
< >Xây dựng và lắp đặt cống bê tông cốt thép D400¸D1000, åL=13.510m.Xây dựng và lắp đặt mương đậy tấm đan B400¸B600, åL=5.000m.Xây dựng và lắp đặt 15 miệng xả bê tông cốt thép d1000Xây dựng và lắp đặt 12 miệng xả bê tông cốt thép d600Xây dựng và lắp đặt 110 hố ga thu nước nắp gang đúc kích thước 1800×1800, sâu trung bình 2.0mXây dựng và lắp đặt 140 hố ga thu nước nắp gang đúc kích thước 1500×1500, sâu trung bình 1.7mXây dựng và lắp đặt 350 hố ga thu nước kiểu hàm ếch kích thước 1000x1000m sâu trung bình 1.5m.Tổng hợp vật tư thiết bị chủ yếu :
STT |
Danh mục vật tư |
Đơn vị |
Số lượng |
A |
Đầu tư xây dựng giai đoạn đợt I |
|
|
I |
Cống tròn BTCT |
|
|
1 |
D1000-1200 |
m |
2000 |
2 |
D800-1000 |
m |
700 |
3 |
D600 |
m |
2.460 |
4 |
D500 |
m |
3.350 |
5 |
D400 |
m |
16.292 |
6 |
D200 |
m |
1.450 |
II |
Mương đậy nắp đan |
|
|
B = 600mm, HTB = 700mm |
m |
740 |
|
B = 500mm, HTB =600mm |
m |
2.080 |
|
|
B = 400mm, Htb =5600mm |
m |
2.601 |
III |
Hố ga bằng BTCT nắp gang |
Cái |
110 |
IV |
Hố ga thu nước hàm ếch bằng BTCT |
Cái |
350 |
V |
Miệng xả D1200 |
Cái |
15 |
VI |
Miệng xả D600 |
Cái |
12 |
VII |
Trạm bơm nâng cốt |
Cái |
3 |
VIII |
Cống bản |
Cái |
220 |
d) Nhu cầu nước thải công cộng và sinh hoạt:
* Tính toán nhu cầu nước thải công cộng và sinh hoạt:
a/ Quy mô đất đai tính toán :
Tổng diện tích toàn khu : 155,8ha
– Đất xây dựng dân dụng : 148,7 ha – 95,5%
b/ Quy mô dân số: 2.000 người.
c/ Bảng nhu cầu nước thải sinh hoạt
STT |
Nội dung |
số liệu |
1 |
Dân số tính toán (Người) |
2.000 |
2 |
Tiêu chuẩn thoát nước (l/ng.ng.đ) |
80 |
3 |
Nhu cầu nước thải tính toán (m3/ng.đ) |
160 |
4 |
Nước thải từ các dịch vụ công cộng ( 20% Nhu cầu nước thải tính toán) (m3/ng.đ) Qtn |
32 |
5 |
Tổng cộng |
192 |
6 |
Ngày thoát nước max ( = 1,4 x Qtn) |
268,8 |
7 |
Chọn công suất trạm xử lý (m3/ng.đ) Qtt |
280 |
* Xây dựng 4 trạm xử lý nước bẩn công xuất mỗi trạm là 70 m3/ng.đ
e) Phương án thoát nước bẩn và nội dung đầu tư:
1. Các giải pháp xử lý nước thải:
a/ Nguyên tắc chung và các chỉ tiêu cần đạt được :
– Nước thải cần được xử lý trước khi xả vào nguồn
– Mức độ làm sạch nước thải tuỳ thuộc vào tính chất từng loại nước thảivà khả năng tự làm sạch của sông hồ nơi chứa nước thải, phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường.
– Việc xây dựng hệ thống thoát nước thường phải qua nhiều giai đoạn nên số lượng nước thải xả vào sông hồ cũng tăng dần, mức độ ô nhiễm cũng tăng theo. Do đó mức độ cần làm sạch nước thải cũng cần theo các giai đoạn và các mức độ khác nhau.
b/ Chọn giải pháp xử lý:
Toàn bộ nước thải sinh hoạt của các khu chung cư cao tầng và các hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại và được truyền dẫn bằng hệ thống cống tròn BTCT tự chảy tới trạm xử lý thông qua các trạm bơm nâng cốt, Tại đây nước được xử lý theo một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh để được chất lượng nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo TCVN 5942 – 1995 trước khi xả vào nguồn.
c/ Nội dung đầu tư :
Khu đất quy hoạch có tổng diện tích 155,8 ha, với địa hình phức tạp trong việc thoát nước. Toàn bộ lượng nước thải được truyền dẫn về hai trạm xử lý đặt tại phía Tây Nam và Đông Bắc của khu vực thông qua các cống tròn chảy không áp.
Tại các vị trí trũng nước không tự chảy được dùng trạm bơm nâng cốt đưa nước lên vị trí cao để tự chảy.
2- Dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải:
a/ Phương án 1:
Từ TB nước thải tới |
Bể lắng cát |
Bể cân bằng |
Lắng đợt I |
|
Bể phản ứng
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|||||
Thiết bị làm khô bùn |
Bể nén bùn |
|
|
|
Lắng đợt II |
||||
|
|
|
|
|
|||||
Bể chứa bùn |
|
|
Nhà hoá chất |
|
Bể tiếp xúc |
Chuyển đi Đổ ra nguồn xả
Ưu điểm :
– Công nghệ hiện đại
– Dễ hợp khối, tốn ít diện tích đất
– Chi phí đầu tư xây dựng nhỏ
– Dễ tự động hoá dây chuyền xử lý
Nhược điểm:
< >Quản lý khó khăn, đòi hỏi cán bộ, nhân viên vận hành phải có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo cơ bảnChi phí quản lý lớn.
Nhà hoá chất
Bể lắng cát
Mương ô xy hoá tuần hoàn
Lắng đợt II
Bể tiếp xúc
ra nguồn xả
Từ TB nước
thải tới
Bể nén bùn
Sân phơi bùn
Chuyển đi
Ưu điểm :
Dễ quản lý, chi phí quản lý nhỏ.
Nhược điểm:
Công nghệ không hiện đại
Chi phí đầu tư xây dựng lớn, tốn diện tích đất xây dựng
Cần đặt xa khu dân cư vì gây mùi hôi khó chịu
c- Kết luận lựa chọn :
Căn cứ vào ưu nhược điểm 2 phương án, kết hợp tình hình cụ thể của dự án, ta chọn phương án 1 làm dây chuyền xử lý nước thải cho khu vực dự án.
3. Nội dung chính phương án thoát nước bẩn:
< >Xây dựng và lắp đặt cống BTCT D100¸D400, åL=14.187m.Xây dựng 6 trạm bơm nước thải: 2 Trạm bơm : công suất 10 m3/h, trong lắp đặt 2 bơm chìm, 1 bơm làm việc, 1dự phòng, Q= 15m3/h; H= 8m.
3 Trạm bơm : công suất 15 m3/h, trong lắp đặt 2 bơm chìm, 1 bơm làm việc, 1dự phòng, Q= 20 m3/h; H= 8m.
1 trạm bơm : công suất 20m3/h, trong lắp đặt 2 bơm chìm, 1 bơm làm việc, 1dự phòng, Q= 20 m3/h; H= 10m.
< >Lắp đặt tuyến cống áp lực sau các trạm bơm nước thải, ống gang D100 L=180m. ống gang D150 L = 1140m, ống gang D200 L = 780m.Xây dựng 3 trạm xử lý nước thải công suất 90 m3/ngđ, bao gồm:Xây lắp khối bể lắng cát, bể điều hòa bằng BTCT, kích thước B x L x H = 4 x x 5,3m, trong lắp 2 bơm hút cát Q=1 m3/h, H = 6m, 2bơm chìm nước thải (1làm việc, 1 dự phòng) Q = 21 m3/h, H=14 m bơm nước thải lên bể lắng 1.Xây lắp khối bể lắng 1, các bể phản ứng kỵ khí, bể hiếu khí, bể lắng 2, bể tiếp xúc bằng BTCT, kích thước B x L x H = 19 x 22 x 5,5m, trong lắp 2 máy khuấy dung tích khuấy 64m3 , 2 máy khuấy dung tích khuấy 30m3 ,2 máy sục khí 10,2 kgO2/h, H=5m; bơm chìm trong bể hiếu khí Q = 12,5m3/h, H=4m; bơm hút bùn Q = 9m3/h, H=8m từ bể lắng1, bơm hút bùn Q = 15m3/h, H=8m từ bể lắng 2 về bể cô đặc cặn.Xây lắp khối bể cô đặc cặn, phòng máy lọc ép cặn chân không, bể chứa bùn đã ép kích thước B x L x H = 12 x 6 x 8m. Trong bố trí 2 máy bơm bùn Q = 8m3/h, H=10m bơm bùn lên máy lọc ép cặn chân không, 2 bơm chìm bơm nước thảitừ bể cô đặc cặn về bể điều hòa Q = 8m3/h, H=5m và 1 thiết bị lọc ép chân không.Xây lắp nhà hoá chất kích thước tim 3 x 6 m cao 3,5 m, trong có bố trí 4 bình Clo loại 50 kg,1 Clorator công suất 0-1 kg/h, 1 ejector, 1 thùng chứa nước sạch đường kính D = 1m cao 1,3 m, 2 bơm kỹ thuật Q = 0,5 m3/h; H = 50 m và 2 bơm định lượng vôi Q = 50 ¸ 260 l/h, 2 máy khuấy 20v/ph, 2 thùng chứa trộn dung dịch tiêu thụ với đường kính D = 1m cao 2,3 m.Xây lắp đường ống kỹ thuật cấp, thoát nước trạm xử lý.Xây dựng nhà điều hành sản xuất 1 tầng, 6m x 9m, diện tích 54 m2.Xây lắp cổng hàng rào, sân đường nội bộ trạm xử lý, kích thước mặt bằng 22 x 22m(rào 4 mặt tổng chiều dài 82 m),trong đó bố trí cổng ra vào rộng 6m. Xây lắp điện động lực chiếu sáng trạm xử lý.
Tổng hợp vật tư thiết bị chính
Stt |
Danh mục |
Đơn vị |
Số lượng |
A |
Mạng lưới thoát nước |
|
|
1 |
ống thoát không áp |
m |
10291 |
2 |
ống thoát áp lực |
m |
1526 |
3 |
Cống bản |
cái |
255 |
4 |
Ga thăm |
cái |
58 |
5 |
Bơm tăng áp |
trạm |
6 |
6 |
Trạm xử lý nước thải |
trạm |
3 |
7 |
Cống BTCT D400 |
m |
1.510 |
8 |
Cống BTCT D300 |
m |
2.750 |
9 |
Cống BTCT D250 |
m |
3.040 |
10 |
Cống BTCT D200 |
m |
2.567 |
11 |
ống gang D200 |
m |
1.780 |
12 |
ống gang D150 |
m |
1.620 |
13 |
ống gang D100 |
m |
180 |
14 |
Ga thăm BTB*BTB*HTB = 1500*1500*2000 |
ga |
300 |
15 |
Miệng xả D600 |
cái |
10 |
B | Các trạm bơm nước thải | ||
1 |
Bơm nước thải Q= 15 m3/h; H= 8m |
bộ |
4 |
2 |
Bơm nước thải Q= 20 m3/h; H= 8m |
bộ |
6 |
3 |
Bơm nước thải Q= 20 m3/h; H= 10m |
bộ |
2 |
4 | Máy biến áp 25KVA x 22/0,4 |
bộ |
6 |
C | Trạm xử lý nước thải (Tính cho 1 trạm ) |
|
|
1 |
Bơm hút cát trong bể lắng cát Q= 1m3/h; H= 6m |
bộ |
3 |
2 |
Bơm chìm nước thải trong bể điều hòa Q= 21m3/h; H= 14m |
bộ |
3 |
3 |
Bơm chìm nước thải trong bể hiếu khí Q= 12,5m3/h; H= 4m |
bộ |
6 |
4 |
Bơm nước thải trong bể cô đặc Q= 8m3/h; H= 5m |
bộ |
3 |
5 |
Máy sục khí trong bể hiếu khí 10,2kgO2/h; H=15m |
bộ |
3 |
6 |
Máy khuấy trong bể kỵ khí dung tích khuấy 64m3 |
bộ |
3 |
7 |
Máy khuấy trong bể kỵ khí dung tích khuấy 30m3 |
bộ |
3 |
8 |
Bơm hút bùn trong bể lắng 1 Q = 9m3/h, H=8m |
bộ |
6 |
9 |
Bơm hút bùn trong bể lắng 2 Q = 15m3/h, H=8m |
bộ |
3 |
10 |
Clorator 0-1kg/h |
bộ |
2 |
11 |
Bơm định lượng vôi Q = 50 ¸ 260 l/h |
bộ |
3 |
12 |
Máy khuấy n=20v/ph |
bộ |
3 |
13 |
Bơm kỹ thuật Q = 0,5m3/h, H=50m |
bộ |
3 |
14 |
Thiết bị ép chân không P=30kw |
bộ |
2 |
15 |
Máy biến áp 150KVA x 22/0,4 |
bộ |
2 |
16 |
Xe hút bùn chân không 2,5 tấn |
xe |
2 |
4.3. Quy hoạch chống sét, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc, cấp điện:
a. Chống sét.
– Căn cứ vào tiêu chuẩn chống sét hiện hành
+TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét Tổng cục bưu đện
+20 TCN 46-84 tiêu chuẩn chống sét của Bộ xây dựng
Hệ thống chống sét dùng kim thu tập trung ở các đỉnh mái cao đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật cho công trình , nối đất đảm bảo điện trở Rnđ< 10V .
< >Phòng cháy chữa cháyHệ thống thông tin liên lạc, ăng ten vô tuyến:* Quy hoạch chung cấp điện khu vực xã Trung Mỹ.
* Quy chuẩn Xây Dựng – Bộ Xây Dựng 1997.
+ 20 TCN 25 – 91 ²Đặt dòng điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế ²
+ 20 TCN 27 – 91 ²Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế²
+11 TCN 18-84 ²Qui phạm trang bị điện tới 11 TCN 21-84²
+ TCVN 4756-89 ²Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện²
QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN, ĐIỆN CHIẾU SÁNG
+ HIỆN TRẠNG :
1. Cấp điện :
Hiện trạng hệ thống cung cấp điện 110kV cho phạm vi dự án được lấy từ vùng lân cận. Dự kiến đặt một trạm cắt 10MVA- 110kv/22kv.
2. Điện chiếu sáng :
Hiện trạng trong khu vực dự án chưa có mạng chiếu sáng công cộng vì vậy mạng chiếu sáng công cộng cần phải làm mới hoàn toàn theo quy hoạch .
+ PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:
1. Phạm vi của dự án:
< >Tính tổng phụ tải, lập dự án quy hoạch hệ thống điện nguồn trung áp 22kV cho phạm vi của dự án ( Từ trạm cắt khu vực 10MVA-110kv/22kv thuộc phạm vi dự án) .Tính toán lập dự án quy hoạch tổng thể hệ thống chiếu sáng đường phố Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của các đối tượng trong khu vực thuộc phạm vi dự án với chất lượng cao theo yêu cầu của phụ tải loại 2.Cung cấp hệ thống chiếu sáng bảo đảm cần thiết cho các loại đường trong khu vực.c. Dây cáp
Toàn bộ dây cáp hạ thế cho chiếu sáng đường phố dùng loại cáp Cu/XPLE/PVC (3×35+1×16)mm2, Cu/XPLE/PVC (3×25+1×16)mm2
và Cu/XPLE/PVC (3×16+1×10)mm2 và được chôn ngầm sâu 0,7m trong rãnh cáp cách mép bó vỉa hè 1,0-1.5m
d. Tủ điện điều khiển
Chế độ điều khiển : Chế độ T1 công tắc thời gian đóng 18h ¸ 5h sáng, T2 công tắc thời gian đóng từ 18h ¸ 23h đêm, tủ được đặt trên bệ đỡ bằng xi măng cao 0.3-0,5m cách mặt hè.
Tổn thất điện áp đến cuộn dây công tắc tơ £ 15%
e. Chống sét nối đất: hệ thống được nối đất chống sét và nối đất lặp lại có điện trở nối đất £ 20W .
+ CÔNG SUẤT YÊU CẦU :
< >Phụ tải tính toán các hạng mục:
Khu chức năng
Hạng mục công trình
Diện tích xây dựng
(ha)
Diện tích sàn
(m2/nhà)
Chỉ tiêu
Kw/m2
Hệ số đồng thời
P
(kw)
S
(kva)
Khu A
Khu tiếp đón
0.5
25000
0.015
0.5
187.5
220.6
Khu B
Khu điều hành
2.25
16200
0.02
0.6
194.4
228.7
Khu C
Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp
2.2
55000
0.03
0.6
99
116.5
Khu D
Trung tâm ấn tượng
0.25
5000
0.03
0.6
90
105.9
Khu E
Công viên nước Disneyland
7.6
10000
0.03
0.5
150
176.5
Khu F
Quảng trường trung tâm lễ hội
0.2
10000
0.01
0.5
50
58.82
Khu G
Khu nhà vườn ươm giống
Chế tác cây cảnh
0.3
15000
0.03
0.5
225
264.7
Khu H
Khu nhà nghỉ cao cấp
Trung tâm thể thao
0.46
23000
0.03
0.6
414
487.1
Khu Y
Làng Dân tộc Việt Nam
0.3
6000
0.015
0.6
54
63.53
Khu K
Khu trại sáng tác
0.35
8700
0.04
0.6
208.8
254.6
Khu L
CLB rèn luyện sức khoẻ
Nghỉ dưỡng
0.65
16000
0.03
0.6
288
338.8
Đất dự trữ phát triển
19.4
51000
0.01
0.5
255
300
Trạm quản lý trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, an ninh, y tế
0.003
150
0.065
0.6
5.85
6.882
Công suất tổng cộng yêu cầu
2614
b. Chiếu sáng đường phố:
< >Đường khu vực : 0,6-0,8 cd/m2Đường nội bộ khu ở: 0,4 – 0,6 cd/m2 .d. Các hệ số áp dụng:
< >Hệ số đồng thời: kđt = 0.6 cho các khu cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn và 0.5 cho các khu vực còn lại.Hệ số cos Ø: cosØ=0,85.Từ nguồn điện hiện có đến trạm cắt khu vực thuộc phạm vi dự án. Từ trạm cắt 110/22KV-10MVA được lắp đặt hai lộ xuất tuyến mạch vòng 22kV dài 4,4 và 5,4 km cáp Cu/XLPE/PVC (3×120)mm2 và 01 lộ hình tia cáp Cu/XLPE/PVC (3×70)mm2 dài 1,4km.Các tuyến trung áp 22kV này cấp điện cho các trạm biến áp trong khu vực dự án với tổng công suất yêu cầu .Mạng lưới 22kV bố trí đi ngầm dùng cáp chống thấm dọc XLPE 3x120mm2.Kết cấu các mạng lưới 22kV theo mạch vòng nhưng vận hành hở.Toàn khu được xây dựng 8 km đường dây 22kV.b. Lưới hạ áp 0.4kV :
< >Mạng lưới hạ áp 0.4kV trong khu vực dự án được bố trí đi nổi hoặc đi ngầm tuỳ theo từng khu vực phù hợp với cảnh quan kiến trúc sẽ được đề cập trong các dự án cụ thể của từng hạng mục công trình cụ thể sau này .Hệ thống đèn đường được bố trí tuỳ theo cấp đường, chiều rộng đường phù hợp với quy hoạch. Nguồn điện 0.4kV cho chiếu sáng đều được bố trí đi ngầm dùng cáp bọc XLPE cố định trong rãnh cáp.d. Trạm hạ áp 22/0.4kV:
< >Theo bảng phụ lục tính toán phụ tải điện nhu cầu dùng điện của toàn khu vực dự án là 7.514 kVA dự kiến xây dựng 7 trạm biến áp có công suất dao động từ 125kVA đến600kVA -22/0.4kV. Nguồn cấp điện cho chiếu sáng đường phố được lấy từ các trạm biến áp gần kề.Toàn bộ hệ thống cáp 22kV được đi ngầm dưới rãnh cáp cách mặt đất từ 0.7-1.2m cách bó vỉa hè từ 1.2-1.5m .Cáp được đặt trong cát mịn trên có lớp tấm bê tông phủ và lớp lưới báo hiệu mầu xanh ( chú ý trên lớp gạch lát hè cứ 10m lại có 01 viên gạch báo đường cáp 22kV theo quy phạm ngàng điện).Các vị trí cáp qua đường nhất thiết cáp phải được luồntrong ống thép với các kích cỡ tương ứng với thiết diện cáp.Mạng hạ áp được bố trí đi nổi và đi ngầm tuỳ theo từng khu vực phù hợp với cảnh quan kiến trúc của toàn khu vực Trạm cắt 22kV-TP cung cấp điện cho toàn bộ phụ tải của các khu dịch vụ công cộng – thương mại, các khu đất ở … với tổng công suất là 7514 kVA .Bản đồ mạng cấp điện 22kV.Bản đồ bố trí mạng chiếu sáng đường.BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG PHẦN ĐIỆN 22KV
TT |
Tên hạng mục |
Quy cách |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Trạm cắt (phân phối) |
110/22kV-10MVA |
Trạm |
01 |
2 |
Tuyến cáp 24kV (chống thấm dọc) |
Cu/XLPE 3x240mm2 |
km |
1.5 |
3 |
Tuyến cáp 24kV (chống thấm dọc) |
Cu/XLPE 3x120mm2 |
km |
4 |
4 |
Tuyến cáp 24kV (chống thấm dọc) |
Cu/XLPE 3x70mm2 |
km |
0.6 |
5 |
Trạm biến áp 22/0.4kV |
600kVA |
Trạm |
03 |
6 |
Trạm biến áp 22/0.4kV |
250kVA |
Trạm |
01 |
7 |
Trạm biến áp 22/0.4kV |
150kVA |
Trạm |
01 |
8 |
Trạm biến áp 22/0.4kV |
125kVA |
Trạm |
02 |
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG PHẦN ĐIỆN CHIẾU SÁNG
TT |
Tên hạng mục |
Quy cách |
Đơn vị |
K.lượng |
1 |
Bóng đèn cao áp |
250W |
Bộ |
48 |
2 |
Bóng đèn cao áp |
150W |
Bộ |
205 |
3 |
Bóng đèn compact |
5x60W |
Bộ |
15 |
4 |
Cột đèn mỹ thuật mạ kẽm (cả móng) |
8m |
Cột |
205 |
5 |
Cột đèn mỹ thuật mạ kẽm (cả móng) |
10m |
Cột |
48 |
6 |
Cột đèn trang trí DC04 (cả móng) |
4m |
Cột |
15 |
7 |
Cáp điện 0.4kV |
Cu/XLPE/PVC (3×35+1×16)mm2 |
km |
0.3 |
8 |
Cáp điện 0.4kV |
Cu/XLPE /XLPE (3×25+1×16)mm2 |
km |
7 |
9 |
Cáp điện 0.4kV |
Cu/XLPE/XLPE (3×10+1×10)mm2 |
km |
02 |
10 |
Tủ điện điều khiển đèn đường |
50-75A |
Tủ |
06 |
CHƯƠNG 5:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5-1.Cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
-Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/07/2006.
– Nghị định số175 CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.
-Nghị định số 143/2004/NDD-CP ngày 12-7-2004 của Chính phủ V/v Sửa đổi bổ sung điều chỉnh điều 14 của Nghị định 175CP ngày 18-10-1994
-Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29-4-1998 của Bộ KHCN và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên môi trường) hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.
-Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng ban hành theo Quyết định số 29/1999/QDD-BXD ngày 22-10-1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
-Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số 35/2002/QDD-BKHCNMT ngày 25-6-2002 của Bộ trưởng Bộ KHCNMT ( Bao gồm 31 tiêu chuản ) và các tiêu chuẩn có liên quan.
-Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QDD-BYT ngày 10-10-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuản vệ sinh lao động khác có liên quan.
5-2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động môi trường:
5-2-1. Tác động đến môi trường không khí :
* Bụi :
-Việc san ủi mặt bằng không nhũng đòi hỏi một lượng xe máy thi công hoạt động trong khu vực của dự án mà còn cần số lượng xe chuyên chở nguyên liệu , nhiên liệu từ ngoài vào , do đó nguồn bụi phát sinh từ :
+ San ủi mặt bằng .
+Từ các xe máy .
+Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển
-Bụi ảnh hưởng đến các cán bộ , các công nhân và toàn bộ dân cư trong khu vực được tiến hành xây dựng và các vùng lân cận .
* Khí : Các tác động khi xe cộ hoạt động thải ra trong không khí chủ yếu là các khí CO CO2 , NOx , SOx và bụi , lượng khí thải và bụi phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường , lượng khí và bụi có thể tham khảo theo tài liệu
Lượng thải cho xe máy (g/km )
Loại động cơ |
HC |
CO |
NOx |
SOx |
Bụi |
Hạng nặng :+ Chạy xăng
– Trước 1970 – Sau 1980 |
14,9 3,2 |
170 119 |
5,5 5,7 |
0,22 |
0,57 |
Hạng nhẹ :+ Chạy dầu :
– Trước 1974 – Sau 1980 |
2,7 |
221,8 168 |
13,3 9,9
|
1,7 |
0,81 |
* Tiếng ồn:
Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và nhân dân xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của dự án này không nêu ra cụ thể mức ồn của từng loại máy móc, nhưng thông thường độ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100 DBA.
Tuy nhiên tác dộng trên chỉ diễn ra trong thời gian thi công ,diện tích mặt bằng rộng ít người nên ảnh hưởng của nó đến môi trường sống rất không đáng kể và chỉ tồn tại trong một thời gian .
5-2-2. Tác động đến môi trường nước :
-Nước thải từ các khu sinh thái gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt có thể có những tác động đến môi trường xung quanh khu vực nghiên cứu như sau :
+ Nước mưa :
Nước mưa chảy từ khu vực đang san ủi ra ngoài mang theo một khối lượng bùn đất lớn, ngoài ra còn có lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân thực hiện dự án :
Với số lượng công nhân tham gia xây dựng khu vực dự án lớn , vì vậy lượng nước thải sinh hoạt cũng tăng theo. Nước thải sinh hoạt có các thành phần như sau :
Thành phần của nước thải sinh hoạt
Thành phần |
Đơn vị tính |
Nồng độ |
– PH |
6,5 – 7,1 |
|
-Độ kiềm |
mg CaCO3/ l |
40 – 60 |
– DO |
mg/l |
0 |
– BOD |
mg/l |
60 – 80 |
– COD |
mg/l |
80 – 220 |
– N – NH3 |
mg/l |
4 – 8 |
– Norg |
mg/l |
2 – 4 |
– P – PO4 |
mg/l |
0,2 – 0,6 |
Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có một số vi khuẩn như coliform , faecal coliform …
Do đó nước thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn . Việc thiết kế các bể tự hoại sẽ làm giảm nhẹ các chất ô nhiễm nói trên trong nước thải sinh hoạt .
5-2-3. Tác động đến chất lượng đất :
Việc san ủi làm thay đổi chế độ chảy của nước mặt do đó sẽ có ảnh hưởng tới lớp đất trồng trọt khu vực xung quanh nếu như các giải pháp về thoát nước không được tính toán kỹ. Do ảnh hưởng của mư gió, đất màu vốn đã mỏng trên bề mặt bị xói mòn. Nước thải từ khu vực có lẫn dầu mỡ chảy theo nước mưa ra xung quanh làm giảm chất lượng của đất như giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất
5-2-4 Tác động đến hệ sinh thái :
Hệ sinh thái khu vực dự án không có gì đặc biệt , do đó việc thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến hệ sinh thái của khu vực .
5-3 . Giải pháp giảm tối thiểu tác động đến môi trường.
5-3-1. Bảo vệ môi trường không khí :
-Cần phải thực hiện che chắn giữa khu vực san ủi và khu vực thi công bằng rào hoặc dải cây xanh cách lý để giảm tối thiểu sự lan toả của bụi, tiếng ồn , khí thải. Làm ẩm bề mặt cảu lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió.
-Sử dụng xe máy máy thi công có luợng khí thải , độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép , cần làm ẩm mặt đường, đất trước khi thi công.
-Sử dụng nhiên liệu đốt cho các loại xe máy có lượng Lưu huỳnh thấp.
-Nồng độ bụi, CO, SO2 và NOx của xe máy nhỏ hơn hoặc bằng:
+Bụi : 400 mg/m3
+CO : 500 mg/ m3
+SO2 : 500 mg/m3
+ NOx: 1000 mg/m3 (TCVN 5939-1995)
Độ ồn cực đại của xe ủi: 90 dBA (TCVN-5948-1995 )
5-3-2. Bảo vệ môi trường nước :
Các biện pháp giảm chất ô nhiễm tới nguồn nước có thể thực hiện như sau
– Hệ thống thoát nước mặt khu vực đảm bảo không ảnh hưởng tới chế độ chảy trong khu vực xung quanh.
– Nước mưa ở khu vực san ủi cần được thu lại để xử lý tách dầu và bùn đất trước khi thải ra ngoài trong 15 phút đầu của trận mưa .
– Xử lý nước thải sinh hoạt bằng các bể phốt trước khi thải vào mạng thoát nước chung. Các chất gây ô nhiễm trong nước sau khi xử lý tập trung và thải ra nguồn nước phải thấp hơn giới hạn cho phép theo TCVN 5945-1995 (mức A) .
5-3-3. Bảo vệ môi trường đất :
Cần phải trồng cây xanh tại khu vực Quy hoạch, tránh xói mòn đất do nước mưa , nước thải sinh hoạt, cần phải có hệ thống thoát nước mưa đủ tiêu chuẩn thoát nước đô thị. Ngoài ra cần phải có khu chôn lấp rác hợp vệ sinh cho nội bộ khu vực Quy hoạch .
5-4. Các giải pháp nghiên cứu, hạn chế các tác động về môi trường khi hệ thống cấp, thoát nước đi vào hoạt động :
5-4-1. Sự tác động của tiếng ồn, của các thiết bị được sử dụng trong hệ thống thoát nước.
Khi hệ thống cấp, thoát nước đi vào hoạt động chỉ có tiếng ồn do trạm bơm nước cấp, nước thải và các loại bơm kỹ thuật và xe vận chuyển bùn trong khu xử lý gây ra. Tuy nhiên do các thiết bị có công suất nhỏ và được đặt chìm trong nước, hoặc trong phòng kín nên mọi tiếng ồn đều được giảm tới mức cho phép. Mặt khác vì ở vị trí độc lập, xung quanh khu xử lý được trồng nhiều cây xanh nên không ảnh hưởng tới khu dân cư.
5-4-2. Sự tác động của mùi:
Mùi của nước thải gây cảm giác khó chịu với tất cả mọi người dân cư sống xung quanh khu vực và ít nhiều tác động xấu tới khí hậu khu vực. Để hạn chế cần phải thường xuyên về sinh sạch sẽ trạm và các khu vực lân cận. Khi hoạt động phải vận hành trạm theo đúng với các quy trình kỹ thuật đã đề ra. Nếu làm tốt các yêu cầu trên sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất sự tác động của mùi nước thải tới môi trường xung quanh.
Hoá chất được sử dụng trong khu xử lý đó là phèn nhôm có công thức hoá học Al2(SO4)3 , Clo nước ( Cl- ). Việc nghiên cứu tác động tới sức khoẻ con người do hai hoá chất này gây nên khi sử dụng vào việc xử lý nước đã được nghiên cứu kỹ, và đã được nhà nước cho phép sử dụng trong các công trình xử lý nước, thông qua quy phạm 20TCN 33 – 85 có hiệu lực từ ngày 2 – 2 -1985.
Nước sau khi sử dụng hoá chất đạt tiêu chuẩn cấp nước đô thị, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của nhân dân.
Nước xả bể lọc nhanh, xả bể lắng, xả bể chứa của khu xử lý nước cấp sau khi đã sử dụng hoá chất nêu trên cho thấy hàm lượng các hoá chất trong nước nguồn sau xử lý không phát sinh các chất độc hại có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, không tác động xấu tới môi trường, vấn đề cần đặt ra, việc dẫn nước thải đó như thế nào để khỏi ảnh hưởng tới các khu dân cư, đường xá xung quanh khu xử lý.
Giải pháp kỹ thuật được thực hiện như sau: Nước thải được vận chuyển bằng ống bê tông cốt thép f300 kết hợp hố ga xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực và được đưa đến trạm xử lý nước thải, như vậy đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm cho khu vực.
5-5. Giải quyết vấn đề xử lý rác thải khi Quy hoạch đi vào hoạt động:
5-5 –1. Bản chất rác đô thị :
a) Rác đô thị – nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu
Rác là của cải vật chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác.
Phân loại rác đô thị :
– Rác nhà : bao gồm rác gia đình, rác chợ, khách sạn, cơ quan, trường học. Chủ yếu là rác hữu cơ, phần còn lại là vải vụn, giấy, bìa, da, cao su, nhựa, tro …
– Rác đường phố: bao gồm rác quét ở đường phố, công viên và nơi công cộng … Rác đường phố gồm: cát, đá, lá cây và rác vất bừa bãi. Rác đường phố cũng gồm bộ phận đáng kể rác nhà, bùn cống, phân người và xúc vật
– Rác công nghiệp: bao gồm rác công trường, nhà máy …
+ Rác xây dựng: Quá trình dỡ bỏ và xây dựng thường thải ra nhiều vật liệu xây dựng, do thiếu quy định cụ thể về quản lý, rác xây dựng còn đổ bừa bãi ở hè, đường gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị , tốn kém cho việc thu dọn.
+ Rác công nghiệp thực phẩm: chủ yếu là rác hữu cơ
+ Rác công nghiệp khác: Chủ yếu là rác vô cơ như phôi bào, phôi tiện, kim loại, nhựa …
+ Rác công nghiệp khai thác dầu khí: bao gồm mùn quá trình khoan, chất thải xúc rửa tàu chở dầu, rác thải …
– Rác bệnh viện : Chủ yếu là rác thải gây bệnh, bao gồm rác thải vô cơ độc hại ( kim tiêm, xi lanh, bông băng ,… ) , các hoá chất và các dược liệu quá hạn, rác thải hữu cơ độc hại dạng hữu cơ ( mô thừa của cơ thể , các bộ phận bị loại bỏ sau khi phẫu thuật, môi trường nuôi cấy các loại vi khuẩn trong phòng thí nghiệm ) và một lượng bùn căn trong cống rãnh.
b) Đặc điểm rác đô thị:
Rác đô thị có 3 đặc điểm chính, có sự biến thiên lớn và ảnh hưởng lớn đến các biện pháp quản lý rác. Các đặc điểm đó là :
– Mức thải rác ( khối lượng rác phát sinh hàng ngày tính trên đầu người ) :
+Mức thải rác trung bình ở các nước công nghiệp phát triển:
>0,8 Kg/người.ngày
+ ở các nước đang phát triển : khoảng 0,2 ¸ 0,6 Kg/người.ngày
+ Mức thải rác trung bình ở các đô thị nước ta hiện nay : khoảng
0,4 ¸ 0,8 Kg/người.ngày
– Tỷ trọng và độ ẩm :
Tỷ trọng của rác ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thu gom và vận chuyển . ở các nước công nghiệp phát triển rác thải có tỷ trọng thấp là do các thành phần giấy, bao bì, vỏ hộp chiếm một tỷ trọng lớn . ở các nước đang phát triển tỷ trọng rác thải cao hơn nhiều.
Tỷ trọng rác thải ở các đô thị nước ta ước tính là : 0,42 tấn/m3.
– Thành phần rác :
Thành phần rác đô thị ở nước ta rất đa dạng, có thể nói là đặc trưng cho từng đô thị ( tập quán sinh hoạt , trình độ văn minh, tốc độ phát triển … ). Nhưng chúng có một số thành phần giống nhau như :
+ Thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ trọng cao ( 50,27 ¸ 66,7% ).
+ Có lẫn nhiều đất đá , gạch , cát .
+ Độ ẩm cao
Việc phân tích thành phần rác có tầm quan trọng đặc biệt để lựa chọn công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý .
5-5-2 . Thành phần chất thải rắn.
a) Thành phần rác thải.
Thành phần chất thải rắn rất đa dạng, mỗi đô thị đều có nét đặc trưng riêng
( về tập quán sinh hoạt, trình độ văn minh, tốc độ phát triển ) nhưng có những điểm chung sau :
– Thành phần hữu cơ trong rác chiếm tỷ lệ lớn ( 50,27 – 66,7 % )
– Có lẫn nhiều đất, đá, gạch, cát …
– Có độ ẩm cao, nhiệt tri riêng thấp ( 900 Kcal/ kg )
Bảng thành phần chất thải rắn của một số đô thị ở Việt Nam
STT |
Thành phần chất thải rắn |
% theo khối lượng |
|||
|
Hà Nội |
Hải Phòng |
Tp. HCM |
Đà Nẵng |
|
1 |
Thức ăn, củ, quả, xác xúc vật |
50,27 |
50,39 |
62,22 |
66,7 |
2 |
Giấy các loại |
2,72 |
5,42 |
0,59 |
7,84 |
3 |
Giẻ rách, cây que, gỗ |
6,27 |
2,69 |
4,25 |
6,74 |
4 |
Nhựa, cao su, da |
0,71 |
1,1 |
0,48 |
1,52 |
5 |
Nilon |
|
|
|
8,75 |
6 |
Vỏ ốc, xương |
1,06 |
4,78 |
0,5 |
3,14 |
7 |
Thuỷ tinh |
0,31 |
1,03 |
0,02 |
0,1 |
8 |
Kim loại |
1,02 |
0,75 |
0,27 |
1,68 |
9 |
Gạch, đá, sành sứ, đất |
7,43 |
27,97 |
16,4 |
1,93 |
10 |
Tạp chất khó phân loại ( £ 10 mm ) |
30,21 |
5,78 |
15,27 |
1,60 |
|
Tổng cộng : |
100 |
100 |
100 |
100 |
Dự kiến tại khu vui chơi du lịch sinh thái Hồ Thanh Lanh thành phần rác hữu cơ là 50%.
5-5-3 .Tỷ trọng rác thải.
Tỷ trọng của chất thải rắn có vai trò quyết định đến việc lựa chọn trang thiết bị thu gom, vận chuyển . Số liệu về tỷ trọng của rác thải rất cần thiết cho việc đánh giá tổng lượng và thể tích chất thải phải quản lý. Tỷ trọng của rác thải được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó và có đơn vị là kg/m3. Tỷ trọng của rác thải phụ thuộc vào mùa trong năm, thời gian lưu của rác, mức thu nhập và điều kiện sinh hoạt cũng như tập quán sinh hoạt của người dân. Theo xu hướng chung trên thế giới tỷ trọng rác thải tỷ lệ nghịch với mức sống Tỷ trọng chất thải rắn ở một số thành phố ở Việt Nam như sau :
– Hà nội : 480 kg/m3
– Tp Hồ Chí Minh : 500 kg/m3
– Hải Phòng : 580 kg/m3
– Đà Nẵng : 400 ¸ 500 kg/m3
– Các đô thị khác : 530 kg/m3
Tại khu du lịch Thanh Lanh dự kiến tỷ trọng rác thải là 480 kg/m3
5-5-4. Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt .
Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt được xác định dựa vào bảng 5.19.1 – Chỉ tiêu thu rác trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam trang 91. Đối với khu du lịch là đô thị loại IV chỉ tiêu thải rác và chỉ tiêu thu gom như sau :
Chỉ tiêu thải rác: 0,9 (kg/người. ngày)
Chỉ tiêu thu dọn: 90%
5-5-5. Dự báo nhu cầu rác thải .
Dân số tính toán |
Tiêu chuẩn (kg/ng.ngđ) |
Khối lượng (Tấn/ngđ ) |
Khối lượng |
2.000 |
0,9 |
1,8 |
657 |
5-4-6. Tổng hợp nhu cầu xả rác
Số TT | Nhu cầu xả rác | Giai đoạn I | ||
Nhu cầu | % t.toán | lượng rác t.toán | ||
1 | Rác thải sinh hoạt ( Tấn /ngđ ) | 1,8 | 90 | 1,62 |
4 | Nhu cầu Qtt = 1,1 Q1 (m3/ngđ ) | 1,78 |
5-5. Giải pháp thu gom chất thải rắn
5-5-1.Giải pháp thu gom :
Thu gom chất thải rắn tại các khu dân cư: thu gom tất cả các loại rác bằng xe đẩy tay của từng nhà, từng ngõ phố, sau đấy rác thải được thu gom và vận chuyển về nơi xử lý rác và được phân loại trên băng truyền phân loại để xử lý.
Tóm lại, trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài tại khu du lịch Thanh Lanh chọn phương pháp thu gom rác theo phương thức đặt công ten nơ chứa rác tại các khu nhà nghỉ khách sạn và thu nhặt rác bằng xe đẩy tay tới nơi tập kết rác tại các khu dân cư, sau đó công ty môi trường sẽ thu gom rác trong 24h trong ngày là hợp lý và tốt hơn cả.
5-5-2.Mô hình thu gom và giới hạn phạm vi của dự án.
|
||||||||
Rác đường |
||||||||
|
||||||||
Rác dịch vụ
|
|
Thu gom, vận chuyển |
|
xử lý chất thải rắn |
||||
|
||||||||
Rác sinh hoạt |
||||||||
5-6. Các khuyến cáo
Tại khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh, để đảm bảo môi trường bền vững không gây ô nhiễm môi trường, ngay từ đầu khu cần có các chế tài cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường, ví dụ như ban hành các văn bản pháp chế dưới luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung đã ghi trong luật nhất là các biện pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng môi trường được Nhà nước quy định
Trong lĩnh vực quản lý rác thải, khâu xác định tuyến thu gom và vận chuyển rác thải đóng vai trò hết sức quan trọng, các khâu này liên quan đến thiết bị và phương tiện vận chuyển rác từ các điểm thu gom nhỏ đến điểm đổ lấy rác của các xe chở ép rác lớn hơn để vận chuyển đến khu xử lý chất thải chung của toàn khu. vì vậy cần phải quy định rất cụ thể thời gian thu gom trong khu vực, địa điểm thu gom, tuyến thu gom, phương tiện thu gom và phương thức vận tải rác kể cả nhân lực để thực hiện từng công đoạn trên.
Theo kinh nghiệm các nước tiên tiến, việc phân loại rác tại khu xử lý rác rất tốn kém vì vậy cần phân loại loại rác ngay từ hộ tiêu thụ rác bằng cách đưa rác các loại vào các túi đựng rác khác màu như: túi đựng rác hữu cơ, túi đựng rác phế liệu: nhựa, cao su và túi đựng rác hỗn hợp (Các loại rác còn lại trừ 2 túi trên). Nếu làm được như trên khâu xử lý phân loại rác sẽ đơn giản đi rất nhiều, giảm không nhỏ giá thành chi phí xử lý cho 1 m3 rác.
5-7. Đánh giá hiệu quả của dự án:
Khi hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường đi vào hoạt động đem lại nhiều hiệu quả lớn cho khu vực Quy hoạch. Khi đi vào hoạt động vấn đề môi trường trong khu vực sẽ được giải quyết triệt để. Điều này sẽ có tác dụng tốt tới môi trường xung quanh khu vực. Sức khoẻ của cộng đồng cư dân sống trong khu vực được đảm bảo. Nếu không thu gom nước thải, rác thải kịp thời thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí của khu vực, đặc biệt dễ nhận thấy nhất là mùi xú uế của nước thải sẽ làm cho môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như mỹ quan đô thị. Khi môi trường ô nhiễm các loại dịch bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống sẽ tăng lên, chi phí cho phòng và chữa các loại dịch bệnh tăng lên, thậm trí có thể cao hơn chi phí xây dựng và vận hành hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường. Đó là các hiệu quả to lớn về mặt xã hội mà dự án mang lại. Tóm lại việc xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường là một điều tất yếu mang lại các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội.
Trên đây là quy trình lập dự án quy hoạch 1/500. Quý khách cần tư vấn liên hệ hotline : 0904.87.33.88 . Hoặc tham khảo bài viết quy trình lập dự án đầu tư
Câu hỏi : giàn phơi quần áo giá rẻ
Mật khẩu: 2021XX1 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉