Chi tiết quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
Hãy cùng Hồ sơ xây dựng tìm hiểu chi tiết 2 giai đoạn chính trong quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
– Căn cứ diện tích, quy mô, địa điểm thực hiện dự án và tổng mức đầu tư dự kiến → dự án thuộc nhóm A, B, C ?
A. Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điều kiện sau:
a) Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới – không kể mức vốn.
b)Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc quy mô đầu tư – không kể mức vốn.
c)Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn trên 600 tỷ đồng.
Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
d)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm A-c), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dưng khu nhà ở; đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn trên 400 tỷ đồng.
e)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn 300 tỷ đồng.
f)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn trên 200 tỷ đồng.
B.Dự án thuộc nhóm B là những dự án có một trong những điều kiện sau:
a)Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng.
b)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm B-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng.
c)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng.
d)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn từ 7 đến 200 tỷ đồng.
C.Dự án thuộc nhóm C là những dự án có một trong những điều kiện sau:
a)Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn dưới 30 tỷ đồng. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch – không kể mức vốn.
b)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm C-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn dưới 20 tỷ đồng.
Xem thêm: Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
c)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn từ dưới 15 tỷ đồng.
e)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn dưới 7 tỷ đồng.
– Căn cứ Luật xây dựng, các Nghị định, Thông tư và văn bản quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng hiện hành: quy trình và các thủ tục cần thực hiện đối với dự án này bao gồm các bước như sau:
1. Thoả thuận địa điểm và quy hoạch đối với cơ quan quản lý cấp địa phương ( UBND Quận cấp ).
Quy trình được tiến hành theo các bước sau:
1/ Văn bản thoả thuận địa điểm phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng thủ. Nếu vị trí đầu tư chưa quy hoạch hoặc không phù hợp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nhưng thuộc danh mục ưu đãi đầu tư, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến môi trường thì được xem xét lập thủ tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo trình tự thủ tục.
Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
2/ Hiệu lực văn bản thoả thuận địa điểm có hiệu lực pháp lý là 12 tháng kể từ ngày cấp có thẩm quyền ký để nhà đầu tư làm các thủ tục đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng và các thủ tục hành chính có liên quan. Hết thời hạn trên, nếu nhà đầu tư có văn bản với lý do chính đáng sẽ được cơ quan thẩm quyền xem xét cho gia hạn. Nếu nhà đầu tư không làm văn bản gia hạn thì sau 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của văn bản thoả thuận địa điểm, vị trí đất thoả thuận đương nhiên được tỉnh thu hồi.
3/ Cơ quan chủ trì khảo sát : Sở kế hoạch và Đầu tư chủ trì khảo sát, tham mưu cho Chủ tỉnh UBND tỉnh thoả thuận địa điểm các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các nhà đầu tư nộp hồ sơ thoả thuận địa điểm tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm :
– Đơn đề nghị thoả thuận địa điểm đầu tư, trong đó nêu rõ các dự án đã được các cơ quan thẩm quyền của tỉnh và các địa phương khác cho phép đầu tư.
– Bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp (nếu chủ đầu tư là tổ chức kinh tế), hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đại diện. Các bản sao nêu trên không cần công chứng.
– Phương án sơ bộ về dự án (đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định của luật đầu tư; các dự án đầu tư BOT, BT, BTO; các dự án có diện tích đất từ 10 ha trở lên).
Xem thêm: Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
– Sơ đồ vị trí địa điểm hợp lệ (nếu có)
– Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất đai, mặt bằng nhà xưởng và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có, và không cần công chứng)
Hồ sơ được lập thành 7 bộ, trong đó có ít nhất 1 bộ bản chính.
4/ Tổ chức khảo sát địa điểm :
– Sở Kế hoạch Đầu tư mời đại diện các Sở, ngành và UBND các huyện liên quan tổ chức khảo sát trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
– Các sở ngành và UBND cấp huyện có ý kiến bằng văn bản liên quan đến lĩnh vực và địa phương quản lý gửi về Sở Kế hoạch Đầu tư tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày khảo sát địa điểm.
– Chủ đầu tư nộp hồ sơ chưa có sơ đồ hợp lý: liên hệ Phòng Tài nguyên môi trường hoặc Sở Tài nguyên Môi trường để hợp đồng để đo vẽ, trích lục lập hồ sơ địa điểm dự án và gửi về Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày khảo sát địa điểm.
– Dự án quy mô lớn, các dự án đặc thù mà ý kiến các ngành và địa phương có sự khác biệt, Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức họp thống nhất ý kiến trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh.
– Căn cứ ý kiến đề nghị của các cơ quan liên quan hoặc kết quả cuộc họp liên ngành, Sở Kế hoạch Đầu tư yêu cầu chủ đầu tư giải trình, sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
5/ Tổng hợp trình UBND tỉnh
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ đã có sơ đồ vị trí địa điểm hợp lệ : Trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi các cơ quan liên quan có ý kiến khảo sát địa điểm và bổ sung sơ đồ khảo sát địa điểm, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
– Trường hợp tổ chức họp liên ngành: Trong thời hạn 5 ngày, nếu các ngành thống nhất địa điểm, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Nếu ý kiến các ngành vẫn còn sự khác biệt, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình Chủ tịch cho chủ trương trước khi lập hồ sơ trình thỏa thuận địa điểm.
– Trường hợp thông báo bổ sung hồ sơ: Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ bổ sung hợp lệ, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
6/ Xem xét ký văn bản thỏa thuận địa điểm:
Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ do Sở Kế hoạch Đầu tư trình, Văn phòng UBND tỉnh xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản thỏa thuận địa điểm.
Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giải trình bổ sung hồ sơ thỏa thuận địa điểm, chậm nhất 2 ngày kể từ khi Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến, Văn phòng UBND tỉnh thông báo cho Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện.
Xem thêm: Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh không chấp nhận thỏa thuận địa điểm, chậm nhất 02 ngày kể từ khi Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến, Văn phòng UBND tỉnh thông báo bằng phiếu chuyển hoặc ban hành văn bản để Sở Kế hoạch Đầu tư có văn bản trả lời cho nhà đầu tư.
2. Thoả thuận quy hoạch kiến trúc ( Sở Quy Hoạch Kiến Trúc phê duyệt ).
2.1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Bước 1: Đơn vị xin thoả thuận kiến trúc quy hoạch tự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng Tỉnh trực thuộc
Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận xem xét viết giấy hẹn trả kết quả theo quy định, nếu không đầy đủ hợp lệ thì được hướng dẫn tại phòng Quy hoạch và quản lý nhà ở, công sở – Sở Xây dựng để hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nằm trong Văn phòng Sở Xây dựng Tỉnh trực thuộc
2.2. CÁCH THỰC HIỆN: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
IV. HỒ SƠ:
1. Đơn xin thoả thuận kiến trúc quy hoạch
2. Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng
3. Các phương án kiến trúc của đồ án
4. Văn bản xác định chủ trương, quy mô đầu tư.
(Số lượng hồ sơ: 02 bộ)
2.3. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
2.4. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN TTHC: Tổ chức
2.5. CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Xây dựng
2. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái
2.6. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
1. Luật quy hoạch đô thị
2. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005
3. Quyết định của UBND TP giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án ( Sở Tài Nguyên Môi trường).
4. Thẩm định thiết kế cơ sở ( Sở xây dựng ).
1. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
2. Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
3.Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt
Ví dụ quy trình thẩm định thiết kế cơ sở Sở xây dựng Vĩnh Long :
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Căn cứ Luật Xây dựng; Nghị định 209/2004/NĐ-CP; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ;Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Nghị định 83/2009/NĐ-CP; Thông tư 03/2009/TT-BXD.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong phạm vi đô thị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có giá trị ³ 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). Đối với các dự án khác, việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.
III. HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH GỒM:
1. Tờ trình đóng góp ý kiến về thiết kế cơ sở theo mẫu .Đối với các dự án do sở KH-ĐT gửi đến sẽ căn cứ theo văn bản chuyển hồ sơ của sở KH-ĐT.
2. Văn bản của cấp có thẩm quyền về chủ trương đầu tư.
Xem thêm: Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
3. Chứng chỉ quy hoạch (nơi có quy hoạch chi tiết được duyệt) hoặc văn bản thoả thuận về địa điểm xây dựng (nơi chưa có quy hoạch chi tiết dược duyệt hoặc thay đổi so với quy hoạch chi tiết được duyệt) của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Đăng ký kinh doanh và hồ sơ kinh nghiệm của tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế công trình.
5. Chứng chỉ hành nghề và hồ sơ kinh nghiệm của các cá nhân tham gia chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế.
6. Phần thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình.
7. Thiết kế cơ sở của dự án theo điều 8 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, số lượng 01 bộ), cụ thể như sau:
7.1. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.
c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.
Xem thêm: Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.
đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
7.2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến, tỷ lệ 1/200 ~1/500.
b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc tỷ lệ 1/100 gồm bản vẽ mặt đứng, mặt bằng các tầng, các mặt cắt điển hình, phối cảnh công trình (nếu có). Chữ số thể hiện bản vẽ phải từ 2mm trở lên.
d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
8. Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình, gồm:
8.1. Khảo sát địa hình (nếu có) và bản vẽ tổng mặt bằng hiện trạng tỷ lệ 1/200 ~ 1/500 có thể hiện các công trình lân cận.
8.2. Khảo sát địa chất công trình (nếu có).
9. Kết quả thi tuyển kiến trúc công trình đối với trường hợp có thi tuyển.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
20 ngày đối với dự án nhóm A; 15 ngày đối với dự án nhóm B; 10 ngày đối với dự án nhóm C (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
V. LỆ PHÍ:
Theo hướng dẫn tại Nghị định 83/2009/NĐ-CP nàgy 15/10/2009 của Chính phủ và Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính
5. Trình duyệt dự án đầu tư ( UBND TP ).
1. Khái niệm về dự án đầu tư:
Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.
Xem thêm: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021
Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
2. Các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án:
Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:
– Nghiên cứu,đánh giá thị trường đầu tư;
– Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;
– Lựa chọn hình thức đầu tư;
– Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện :
Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi
Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
3. Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :
– Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
– Qui mô dự án và hình thức đầu tư
– Khu vực và địa điểm đầu tư ( dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công …..) được phân tích, đánh giá cụ thể .
– Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..
– Lựa chọn các phương án xây dựng
– Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vồn ,khả năng thu hồi vốn ,khả năng trả nợ và thu lãi.
– Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.
– Thành phần ,cơ cấu của dự án : tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trừơng hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết ,đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
4. Nội dung của Báo cáo khả thi :
Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:
– Mục tiêu đầu tư;
– Địa điểm đầu tư;
– Qui mô dự án;
– Vốn đầu tư;
– Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
– Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;
– Phương án sử dụng lao động ,quản lý , khai thác dự án;
– Các hình thức quản lí dự án;
– Hiệu quả đầu tư;
– Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;
– Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .
Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính hợp pháp, tính hợp lí , tính khả thi, tính hiệu quả ,tính tối ưu ….
Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án . Đặc biệt , nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư … ) tham gia ngay từ khâu lập dự án .
Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường chiếm 5% kinh phí dự án , có khi lên tới 15 – 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ).
Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.
Như vậy, việc Lập một dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành 2 Báo cáo này. Luật Trí Tâm đã thành công với nhiều dự án, thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.
6. Thi công.
Đây quá trình hình ảnh tự của các khâu trong dư án. Đó là hình ảnh trực quan để mọi người có thể sờ và nhìn thấy.
7. Bàn giao CSHT, CTCC (nếu có)
Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) còn được gọi là kết cấu hạ tầng, là hệ thống các công trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị.
Cơ sờ hạ tầng đô thị bao gồm hai hệ thống: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp nàng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.
Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm các công trình I tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trinh khác (Điều 3, Luật Xây dựng – 2003).
Ngoài ra còn cỏ hệ thống hạ tầng kinh tế (theo– nghĩa hẹp) bao gồm các công trình nhà xưởng, kho tàng, bến bài, thủy lợi, chuồng trại, … phục vụ trực tiếp các ngành sản xuất và dịch vụ kinh tế. Cơ sở hạ tầng về kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề về kinh tế có liên quan mật thiết tới sự phát triển đô thị, tuy nhiên kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn nên trong tài liệu này chỉ đề cập đến các chính sách liên quan tới cơ sở hạ tầng đô thị.
Hệ thống dịch vụ đô thị – tất cả các hoạt động quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội gọi là các hoạt động dịch vụ đô thị.
Theo định nghĩa này, hệ thống dịch vụ đô thị bao gồm hai phân hệ:
– Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật đô thị chuyên quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các hoạt động này do các công ty hay các tổ chức công ích đàm trách. Đó là các công ty độc quyền tự nhiên hay là các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý chặt chỗ của chính quyền.
Xem thêm: Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
Công ty độc quyền tự nhiên là loại công ty một cách tự nhiên không có đối thủ cạnh tranh ví dụ công ty cấp điện, công ty cấp nước cho một thành phố. Không thể có nhiều công ty cùng chào bán điện, nước cho một hộ dân.
– Các hoạt động dịch vụ xã hội bao gồm các hoạt động trong những lĩnh vực I tê, giáo dục thể dục thể thao, an toàn cứu hộ, văn hỏa, thương mại, dịch vụ, v.v… Các hoạt động dịch vụ xã hội cùng là các hoạt động kinh tế, trong thị trường dịch vụ. tuy nhiên các hàng hóa (sản phẩm dịch vụ) là những hàng hỏa độc biệt mang nặng thuộc tính xã hội do đó được Nhà nước quản lý chất che.
8. Đưa công trình vào giai đoạn khai thác sử dụng.
Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com
- Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
- Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021
- Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !
Câu hỏi : tay quay giàn phơi
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉