Chủ đầu tư là gì? Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý dự án

16Th4 - by admin - 0 - In Dự án đầu tư

Khái niệm chủ đầu tư được nhắc đến rất nhiều trong xây dựng. Hồ sơ xây dựng sẽ cùng độc giảm tìm nhiều khái nhiệm chủ đầu tư cụ thể qua bài viết sau đây:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay có thể hiểu đơn giản, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sở hữu vốn hoặc có thể là được giao vốn để triển khai xây dựng các công trình hay dự án trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản.

Với tư cách là người quản lý nguồn vốn đồng thời có quyền lựa chọn đơn vị thầu, chủ đầu tư là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của các công trình xây dựng.

Chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình triển khai dự án cũng như khắc phục những hậu quả của dự án nếu có. Chủ đầu tư cũng là cá nhân/đơn vị được quyền yêu cầu dừng thi công xây dựng công trình hay yêu cầu nhà thầu khắc phục hậu quả khi công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường. trong quá trình thi công.

Thuật ngữ “chủ đầu tư” đã được giải thích chi tiết trong một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật Xây dựng năm 2014 và Luật đầu tư công năm 2014. Hai văn bản pháp luật giải thích và quy định chủ đầu tư với ý nghĩa về đối tượng và phạm trù khác nhau.

Điều 4, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng giải thích chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 còn tùy thuộc vào từng loại hình dự án được quy định cụ thể như sau:

Chủ đầu tư đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư đó là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Ở các dự án do Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư đơn vị chịu trách nhiệm làm chủ đầu tư đó là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

Lưu ý, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, người quyết định đầu tư lựa chọn chủ đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

Đối với các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư sẽ là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trong trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư sẽ do các bên góp vốn thỏa thuận và chọn ra.

Đối với dự án PPP thì chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật.

Vai trò của chủ đầu tư là gì?

Có thể nói, vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư còn phụ thuộc vào loại hình dự án mà chủ đầu tư đảm nhận. Chủ đầu tư dù chịu sự chi phối từ người quyết định đầu tư nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quản lý dự án.

Chủ đầu tư phải có đủ năng lực quản lý dự án, tổ chức tư vấn và quản lý công trình thay cho người quyết định đầu tư. Do đó, một khi chủ đầu tư không đủ năng lực thì sẽ bị thay thế.

Trong trường hợp người quyết định đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì sẽ thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Chủ đầu tư là người/đơn vị thực hiện giám sát công trình thường xuyên liên tục về thiết kế, tiêu chuẩn thi công.

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Với tư cách là người có quyền quyết định mọi hoạt động của dự án thì chủ đầu tư cũng là người có trách nhiệm lớn nhất.

Thứ nhất, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ công trình và mọi chi phí về vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, chủ đầu tư có quyền quyết định hoặc thực hiện thuê tất cả các bên thực hiện các công việc trong chu trình đầu tư.

Thứ ba, trách nhiệm của chủ đầu tư là theo dõi tiến độ thi công. Đồng thời có quyền yêu cầu đơn vị nhà thầu dừng thi công và khắc phục hậu quả khi có vi phạm về quy định chất lượng công trình, an toàn lao động hay vệ sinh môi trường.

Quyền hạn của chủ đầu tư

Không chỉ chịu trách nhiệm hoàn toàn về pháp luật, chủ đầu tư còn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về các khâu thiết kế và thi công công trình. Cụ thể, chủ đầu tư là người/ đơn vị thẩm định và phê duyệt ý tưởng thiết kế, dự trù kinh phí. Sau đó, chủ đầu tư cũng là người phê duyệt kế hoạch đấu thầu, làm hồ sơ dự thầu mời thầu. Nếu là các công trình không sử dụng vốn Ngân sách nhà nước thì phải đánh giá nhà thầu và thông báo kết quả đấu thầu.

Sau khi có kết quả trúng thầu, chủ đầu tư tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu để bắt tay và xây dựng. Sau quá trình thi công, chủ đầu tư nghiệm thu công trình để sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc biên bản nghiệm thu.


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉