[BV] Chi tiết cọc bê tông dự ứng lực

Cọc bê tông dự ứng lực là gì?

Cọc bê tông dự ứng lực là dạng cọc tròn PC thường có ở nước Nhật hoặc Hàn, ở Châu Âu không phổ biến mà ở đây dùng cọc hình vuông và tam giác DƯL.

Ưu điểm của cọc bê tông dự ứng lực

Về mặt giá thành, so với cọc RC thì loại cọc này có chênh lệch không lớn lắm, vì bê tông đắt hơn (mác cao), cốt thép PC bar (có cường độ fy = 1400 – 1600 kg/cm2) nhập từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia hoặc Hàn, Nhật với giá đắt gấp đôi và lại phải mua dự trữ vì không chủ động thời gian.

Ưu điểm vượt trội nhất của loại cọc này chính là tiến độ. Nếu đúc cọc thường thì không cần áp dụng kỹ thuật accelerated curing (dưỡng hộ nhanh). Hấp hơi nước chừng 2 đến 3 tiếng là nó đã cứng đanh lên, vì thế có thể chở ngay ra công trường vào ngày hôm sau.

Chi tiết cọc bê tông dữ ứng lực – Bản vẽ chi tiết

Phân biệt cọc bê tông dự ứng lực và cọc bê tông cốt thép

Cả cọc bê tông dự ứng lực và cọc bê tông cốt thép thường đều là cọc ép, thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống. Vì cọc bê tông hiện nay được chia thành nhiều loại, thích ứng với từng điều kiện địa chất và vị trí công trình thực hiện.

Cọc bê tông cốt thép :

Đây là loại cọc được sản xuất tại xưởng hoặc công trình bằng bê tông cốt thép đúc sẵn, sau đó dùng thiết bị đóng hoặc ép xuống đất. Nó là loại cọc phổ biến thường có tiết diện vuông, chiều dài tiết diện cọc phụ thuộc vào thiết kế. Nếu chiều dọc của cọc bê tông cốt thép thường này quá lớn có thể chia cọc thành những đoạn ngắn để thuận tiện trong việc chế tạo và phù hợp với thiết bị chuyên chở và thiết bị hạ cọc.

Loại cọc này thường sử dụng thích hợp và tốt trong môi trường khu dân cư mới, tại những nền địa chất mới san lấp hay đất nền có chướng ngại vật.

Cọc bê tông dự ứng lực :

Là loại cọc được sản xuất, bảo dưỡng trên dây chuyền và thực hiện hoàn toàn trong nhà máy và được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ B40-B60. Nó có 2 loại hình dạng là cọc tròn và cọc vuông, mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên.

Chiều dài và bề dày thành cọc bê tông dự ứng lực tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc. Nó được sử dụng trong trường hợp nền địa chất không có chướng ngại vật như đất ruộng hoặc đất mới san lấp. Khi thi công có thể dùng nhiều phương pháp như cọc hạ bằng búa, máy ép, phương pháp xoắn hoặc phương pháp xói nước.

Cọc này có thể cắm sâu hơn rất nhiều so với cọc bê tông cốt thép vì thế chúng thường có thể tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền do đó số lượng cọc trong một đài ít, việc thi công và bố trí cũng dễ dàng, tiết kiệm chi phí xây dựng đài móng.

Chi tiết cọc bê tông dữ ứng lực – Bản vẽ tổ hợp cọc

CẢM ƠN ANH EM ĐÃ THEO DÕI VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG HỒ SƠ XÂY DỰNG !!

Download [BV] Chi tiết cọc bê tông dự ứng lực

Tệp đính kèm: BV Chi tiết cọc bê tông dự ứng lực.rar


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉

[BV] Chi tiết cọc bê tông dự ứng lực

Cọc bê tông dự ứng lực là gì?

Cọc bê tông dự ứng lực là dạng cọc tròn PC thường có ở nước Nhật hoặc Hàn, ở Châu Âu không phổ biến mà ở đây dùng cọc hình vuông và tam giác DƯL.

Ưu điểm của cọc bê tông dự ứng lực

Về mặt giá thành, so với cọc RC thì loại cọc này có chênh lệch không lớn lắm, vì bê tông đắt hơn (mác cao), cốt thép PC bar (có cường độ fy = 1400 – 1600 kg/cm2) nhập từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia hoặc Hàn, Nhật với giá đắt gấp đôi và lại phải mua dự trữ vì không chủ động thời gian.

Ưu điểm vượt trội nhất của loại cọc này chính là tiến độ. Nếu đúc cọc thường thì không cần áp dụng kỹ thuật accelerated curing (dưỡng hộ nhanh). Hấp hơi nước chừng 2 đến 3 tiếng là nó đã cứng đanh lên, vì thế có thể chở ngay ra công trường vào ngày hôm sau.

Chi tiết cọc bê tông dữ ứng lực – Bản vẽ chi tiết

Phân biệt cọc bê tông dự ứng lực và cọc bê tông cốt thép

Cả cọc bê tông dự ứng lực và cọc bê tông cốt thép thường đều là cọc ép, thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống. Vì cọc bê tông hiện nay được chia thành nhiều loại, thích ứng với từng điều kiện địa chất và vị trí công trình thực hiện.

Cọc bê tông cốt thép :

Đây là loại cọc được sản xuất tại xưởng hoặc công trình bằng bê tông cốt thép đúc sẵn, sau đó dùng thiết bị đóng hoặc ép xuống đất. Nó là loại cọc phổ biến thường có tiết diện vuông, chiều dài tiết diện cọc phụ thuộc vào thiết kế. Nếu chiều dọc của cọc bê tông cốt thép thường này quá lớn có thể chia cọc thành những đoạn ngắn để thuận tiện trong việc chế tạo và phù hợp với thiết bị chuyên chở và thiết bị hạ cọc.

Loại cọc này thường sử dụng thích hợp và tốt trong môi trường khu dân cư mới, tại những nền địa chất mới san lấp hay đất nền có chướng ngại vật.

Cọc bê tông dự ứng lực :

Là loại cọc được sản xuất, bảo dưỡng trên dây chuyền và thực hiện hoàn toàn trong nhà máy và được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ B40-B60. Nó có 2 loại hình dạng là cọc tròn và cọc vuông, mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên.

Chiều dài và bề dày thành cọc bê tông dự ứng lực tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc. Nó được sử dụng trong trường hợp nền địa chất không có chướng ngại vật như đất ruộng hoặc đất mới san lấp. Khi thi công có thể dùng nhiều phương pháp như cọc hạ bằng búa, máy ép, phương pháp xoắn hoặc phương pháp xói nước.

Cọc này có thể cắm sâu hơn rất nhiều so với cọc bê tông cốt thép vì thế chúng thường có thể tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền do đó số lượng cọc trong một đài ít, việc thi công và bố trí cũng dễ dàng, tiết kiệm chi phí xây dựng đài móng.

Chi tiết cọc bê tông dữ ứng lực – Bản vẽ tổ hợp cọc

CẢM ƠN ANH EM ĐÃ THEO DÕI VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG HỒ SƠ XÂY DỰNG !!

Download [BV] Chi tiết cọc bê tông dự ứng lực

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉