Các kịch bản phát triển điện gió ở Việt Nam đến năm 2030
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió và chi phí sản xuất điện từ gió đã giảm liên tục trong một thập kỷ qua. Sau khi giá mua điện cho điện gió (FiT) trên bờ được nâng lên 8,5 UScents/kWh vào năm 2018, ngành công nghiệp này đã có nhiều khởi sắc. Việc thống kê các dự án điện gió hiện có trên đất liền ở Việt Nam cho thấy ngành này đang trên đà đáp ứng các mục tiêu của chính phủ cho năm 2020 và 2025. Chúng tôi đã nghiên cứu ba kịch bản phát triển điện gió ở Việt Nam và đi đến kết luận rằng công suất lắp đặt điện gió đến năm 2030 có thể đạt 12-15 GW trên bờ, 10-12 GW ngoài khơi.
Các khuyến nghị chính sách từ nghiên cứu này bao gồm : Thứ nhất, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kế tiếp của Việt Nam sẽ là cơ hội quan trọng để tăng mục tiêu phát triển điện gió với chi phí thấp. Thứ hai, tính linh hoạt của hệ thống nên được coi là yếu tố tiên quyết trong quá trình lập quy hoạch. Thứ ba, để hiện thực hóa tiềm năng lớn của năng lượng gió ngoài khơi cần sớm xác định rõ vai trò của năng lượng gió trong quy hoạch cơ sở hạ tầng.
Nội dung:
Mở đầu: Việt Nam sở hữu nguồn năng lượng gió dồi dào
Tiến độ các dự án điện gió tiềm năng sẽ theo kịp mục tiêu năm 2020 và 2025
Chi phí cho điện gió đang giảm một cách nhanh chóng
Kịch bản điện gió cao, thấp, và trung bình ở Việt Nam
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030 cần giải quyết các nhu cầu về vận hành linh hoạt hệ thống
Phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia tập trung vào hệ thống điện gió ngoài khơi
Kết luận và các chính sách đề xuất