Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng phòng khám đa khoa trà cổ móng cái
MỤC LỤC
NỘI DUNG BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT
XÂY DỰNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRÀ CỔ – MÓNG CÁI
PHẦN I : PHẦN THUYẾT MINH
1: NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1.1. Những căn cứ và cơ sở pháp lý lập báo cáo
1.2. Sự cần thiết đầu tư
II: NỘI DUNG ĐẦU TƯ, QUY MÔ ĐẦU TƯ
III: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
IV: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.2. Các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật
V : PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH , GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
VI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
6.1. Cơ sở tính toán
6.2. Chi phí đầu tư xây dựng
6.3. Tổng vốn đầu tư xây dựng
6.4. Hiệu quả kinh tế xã hội
6.5. Tiến độ xây dựng
VII . TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG I
NHỮNG CĂN CỨ VÀ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
1.1. NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ :
1.1.1. Căn cứ điều 35 khoản 4 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
1.1.2. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.1.3. Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư.
1.1.4. Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ xây dựng sửa đổi, bổ xung một số điểm trong thông tư” Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư” số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000.
1.1.5. Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản.
1.1.6. Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng .
1.1.7. Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng .
1.1.8. Thông tư 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 xủa Bộ Tài Chính về việc ban hành quy tắc biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.
1.1.9. Thông tư 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
1.1.10. Quyết định 4545/2004 /QĐ – UB ngày 13 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 cho Sở y tế Quảng Ninh.
1.1.11. Công văn số 47/TT-TTYT ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Trung tâm ytế Móng Cái gửi Sở y tế Quảng Ninh về việc xây dựng hoàn chỉnh Phòng khám đa khoa khu vực Trà Cổ – Móng Cái.
1.2/ – Các tiêu chuẩn xây dựng :
– Quy chuẩn xây dựng Việt nam tập I , II , III – 1997
-Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt nam tập VI.
– Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 27.37.95
. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574-91
. Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc 20-TCN-21-86
– Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 27.37.95
– Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574-91
– Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc 20-TCN-21-86
– Tiêu chuẩn thiết kế cọc khoan nhồi TCXD 195 – 1997
– Các tiêu chuẩn khác có liên quan .
– Tiêu chuẩn thiết kế cọc khoan nhồi TCXD 195 – 1997
– TCVN 3989:1985 . Mạng lưới bên ngoài
– TCXD 51:1984 Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình.
– Theo tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 về thoát nước.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ :
1.3.1. Tình hình khám chữa bệnh của địa phương:
Thị xã Móng Cái thuộc Tỉnh Quảng Ninh diện tích 520 km2 dân số 75.603 người với số xã tương đương 17 xã, tổng số thôn, bản, ấp là 94 thôn
Theo báo cáo tổng kết tình hình khám chữa bệnh và điều trị bệnh nhân từ năm 2002 – 2004 của Trung tâm y tế Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh như sau:
Hoạt động y tế Trung tâm y tế thị xã Móng Cái
Các chỉ tiêu Đ.vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1.Bệnh viện:
-Tổng số giường bệnh Giường 80 80 100
– Công suất giường bệnh % 102,9 110 125
– Tổng số lượt khám bệnh
Trong đó:
+ Khám tại bệnh viện
+ Khám ngoài bệnh viện Lần
Lần
Lần 34.508
34.508
0 50.000
50.000
0 55.000
55.000
0
2. Trạm y tế xã, phường
– Tổng số trạm y tế Trạm 16 16 17
– Số giường bệnh Giường 48 48 60
– Số lần khám chữa bệnh Lần 10.689 11.527 15.689
– Công suất giường bệnh % 11,9 121 135,5
Như vây tình hình chung của Trung tâm y tế thị xã Móng Cái là số người đến khám chữa bệnh và số bệnh nhân phải lưu lại vượt quá quy mô mà các trạm y tế và trung tâm y tế có thể cáng đáng được.
1.3.2. Sự cần thiết đầu tư :
Để rải toả sự quá tải số lượng người đến khám chữa bệnh tại trung tâm y tế Móng Cái. Phòng khám đa khoa Trà Cổ – Móng Cái thuộc trung tâm y tế huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, được sự quan tâm của UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở y tế và các ban ngành, vừa được xây dựng mới một nhà phòng khám với quy mô 2 tầng đẹp, khang trang đầy đủ trang thiết bị để phục vụ việc khám chữa bệnh cho người dân. Nhưng do nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao, chưa đủ quy mô để phục vụ, cần thiết xây thêm ngôi nhà nữa với các chức năng nhà làm việc, bếp ăn và lưu bệnh nhân đáp ứng sự cần thiết về khám chữa bệnh cho người dân địa phương.
Ngoài ra trong khuôn viên phòng khám, cơ sở hạ tầng chưa được quy hoạch, cần thiết phải xây tường rào, cổng, đường đi lối lại, hệ thống điện , nước, trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh và cây thuốc để tăng vẻ đẹp cảnh quan vừa bảo vệ môi trường cho khu phòng khám.
Quyết định 4545/2004 /QĐ – UB ngày 13 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 cho Sở y tế Quảng Ninh trong đó đề cập đến việc “Xây dựng cơ sở hạ tầng, Xây mới 1 nhà khám chữa bệnh thuộc Phòng khám đa khoa Trà Cổ-Móng Cái: kinh phí đầu tư 1.000.000.000 đ” chính là chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh Quảng Ninh.
CHƯƠNG II.
NỘI DUNG ĐẦU TƯ, QUY MÔ ĐẦU TƯ :
– Tên dự án : Xây dựng phòng khám đa khoa Trà Cổ – Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
– Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới các công trình
– Quy mô đầu tư :
Theo Quyết định 4545/2004 /QĐ – UB ngày 13 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 cho Sở y tế Quảng Ninh như sau:
+ Xây mới 1 nhà làm việc + điều trị bệnh nhân, cổng, tường rào, sân vườn thuộc Phòng khám đa khoa Trà Cổ – Móng Cái : kinh phí đầu tư 1.000.000.000 đ
– Cấp công trình :
Căn cứ nghị định số 209/2004 ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về việc phân cấp công trình xây dựng. Cấp công trình là cấp IV.
CHƯƠNG III.
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:
Xây dựng phòng khám đa khoa Trà Cổ – Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh được thực hiện bằng nguồn vốn Nâng cấp tuyến huyện của Bộ y tế.
CHƯƠNG IV.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG:
1. Điều kiện tự nhiên:
1.1. Nhiệt độ trung bình hàng năm:
+ TB hàng năm :
+ Tháng 2 thấp nhất:
+ Tháng 6 cao nhất : 23,3 C
17,1 C
28,4 C
1.2. Độ ẩm không khí:
+ TB hàng năm :
+ Tháng 4 ẩm nhất:
+ Tháng 5 khô nhất : 84%
87%
82%
1.3. Lượng mưa:
+ TB hàng năm :
+ Tháng 8 mưa nhiều nhất:
+ Tháng 1 ít mưa nhất : 1644mm
303mm
20mm
1.4. Gío:
+ Hướng chủ đạo :
+ Tốc độ gió cao nhất:
+ Tốc độ gió tb hàng năm :
+ Tốc độ gió TB nhỏ nhất:
+ Tốc độ gió TB lớn nhất: 303mm
2,4 m/s
1,8m/s
1,4m/s
2,2 m/s
1.5. Số giờ nắng:
+ TB hàng năm :
+ Tháng thấp nhất:
+ Tháng cao nhất : 1662 giờ/năm
54 giờ
202 giờ
1.6. Số ngày có giông : 19,9 ngày/năm
2. Các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng :
2.1. Điều kiện dân cư, các vấn đề xã hội, vệ sinh môi trường:
– Tình hình dân cư trong khu vực chủ yếu sống bằng nghề đi biển đánh bắt hải sản và dịch vụ du lịch.
– Tình hình chính trị xã hội ổn định.
– Trong khu vực không có các ổ bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh xã hội khác , điều kiện vệ sinh môi trường tương đối tốt.
2.2. Các điều kiện kỹ thuật hạ tầng khác :
– Hệ thống đường:
Khu đất nằm ở mặt đường bê tông hướng ra biển rộng 23 m
– Hệ thống cấp nước: Hiện xung quanh dân dùng nước giếng khoan
– Hệ thống thoát nước: Nhân dân trong khu vực chủ yếu thoát nước mặt ra biển, nước sinh hoạt qua bể tự hoại rồi ra biển.
– Hệ thống cung cấp điện chiếu sáng:
Gần khu vực phòng khám có một trạm biến thế của chi nhánh điện Móng Cái, dự kiến sẽ nối một đường điện 3 pha từ trạm biến thế đến phòng khám
3. Vị trí:
Vị trí đặt tại Trà Cổ, Thị xã Móng Cái- Quảng Ninh, gần đường đi, gần biển, tận dụng không khí trong lành của biển, thuận tiện cho bệnh nhân đi lại và liên hệ với các cơ quan có liên quan, phù hợp với vị trí khu chức năng xác định trong tổng mặt bằng quy hoạch. Không ở trong khu vực có địa hình phải sử lý nền móng phức tạp.
4. Đánh giá địa điểm xây dựng:
Khu vực xây dựng hội tụ đủ điều kiện thuận lợi về mọi mặt : Thời tiết, khí hậu, kinh tế xã hội, nhất là được sự đồng thuận của lãnh đạo Tỉnh Quảng Ninh, tạo điều kiện tốt nhất phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của người dân.
CHƯƠNG V.
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH, GIẢI PHÁP THIẾT KẾ :
1. Phương án quy hoạch tổng mặt bằng :
1.1. Phương án 1: Trên khu đất khuôn viên của Phòng khám đa khoa khu vực Trà Cổ đã được sở địa chính và tài nguyên môi trường xác định cắm mốc.
Trục quy hoạch lấy theo chiều dài khu đất, bắt đầu từ đường bê tông là cổng vào rộng 4m cao 1,8m , bên trái là phòng khám đa khoa 2 tầng vừa được xây dựng mới , nhà có hình chữ Z quay mặt chính ra đường . Nhà làm việc và lưu bệnh nhân dự kiến sẽ bố trí phía sau, sát với tường rào phía đông khu đất. Sân chung được bố trí phía nam khu đất, bên phải nhà khám đa khoa, phần còn lại là vườn cây thuốc và vườn hoa cây cảnh.
Ưu điểm:
– Cổng và đúng hướng tới của đường đi, thuận tiện cho giao thông
– Phân khu rõ ràng
Nhược điểm:
– Nhà làm việc và lưu bệnh nhân bố trí không đón gió, không gian chật hẹp, không phù hợp.
1.2. Phương án 2: (phươn án chọn)
Trục quy hoạch lấy theo chiều dài khu đất, bắt đầu từ đường bê tông là cổng vào rộng 4m cao 1,8m , bên trái là phòng khám đa khoa 2 tầng vừa được xây dựng mới, nhà có hình chữ Z quay mặt chính ra đường, bên phải là nhà làm việc và lưu bệnh nhân dự kiến sẽ xây dựng, khoảng giữa 2 nhà là sân, đường đi và vườn cây thuốc của phòng khám đa khoa , xung quanh được quy hoạch sao cho việc đi lại vừa thuận tiện , vừa tạo được các thảm cây xanh bóng mát cho phòng khám.
Ưu điểm:
– Cổng và đúng hướng tới của đường đi, thuận tiện cho giao thông
– Phân khu rõ ràng
– Mặt đứng phòng khám đảm bảo thẩm mỹ và đem lại hiệu quả sử dụng cao
– Nhà làm việc và lưu bệnh nhân bố trí đón gió Nam là phù hợp
Nhược điểm:
– Nhà làm việc và lưu bệnh nhân che tầm nhìn ra biển của nhà phòng khám đa khoa.
1.3. Đánh giá:
Phương án 2 có nhiều ưu điểm phù hợp với một phòng khám đa khoa khu vực và phát huy được hiệu quả sử dụng hơn. Kiến nghị chọn phương án 2.
2. Giải pháp thiết kế :
2. 1. Nhà làm việc + điều trị bệnh nhân :
2.1.1. Phương án kiến trúc:
– Diện tích xây dựng : 189 m2
– Diện tích sàn : 387 m2
– Số tầng : 2 tầng
Bao gồm các phòng chức năng:
– Phòng trực bác sĩ
– Phòng lưu bệnh nhân 08 phòng + khu phụ
– Bếp + ăn
– Kho
– Phòng hành chính
– khu phụ
2.1.2. Giải pháp xây dựng:
Nhà cấp II, kết cấu tường chịu lực, tường xây bao che 220
Móng cọc BTCT và móng đá
Tường xây gạch: Gạch M75, vữa xm m50
Trần BTCT M200, Mái lợp tôn múi dày 0,47
Nền lát gạch liên doanh 300 x300 màu sẫm
Toàn bộ cửa kính khung nhôm hãng TUNGKUANG , kính dày 5ly
Các vật liệu hoàn thiện sơn tường, gạch lát, ốp khu vệ sinh đều dùng các sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước như gạch Đồng Tâm, sứ vệ sinh Viglacera, sơn Kova
2.2. Cổng sắt :
Xây dựng 1 cổng sắt cánh mở phía trước khu vực, (mặt đường chính) cánh mở kích thước (4m x 1,8m ) = 7,2 m2
2.3. Tường rào sắt :
Xây tường rào sắt phía trước khu phòng khám chiều dài 73 m cao 2m. Tường xây gạch 220 cao 600, bổ trụ 220×330 cao 2,2m trên lắp hoa sắt cao 1,5m. Móng gạch đặc, đổ giằng BTCT, có khe lún.
2.4. Tường rào xây gạch :
Tường xây gạch 220 cao 2,2m , bổ trụ 220×330. Móng gạch đặc, đổ giằng BTCT, có khe lún. Tổng chiều dài143 m cao 2m.
2.5. Sân vườn :
Xây dựng hệ thống sân bồn cây, và đường nội bộ diện tích sân 500 m2 . Cấu tạo mặt sân :
Móng : Lu lèn đất nền k = 0,98
Mặt : BT M200 dày 18cm đệm cát dày 10cm đầm kỹ
Lề : Đất nền lu lèn k= 0,98
2.6. Đường điện 3 pha từ trạm biến thế đến nhà mới xây:
Tổng chiều dài 120m
2.7. Hệ thống thoát nước toàn khu :
Tổng chiều dài 100m
3. GIẢI PHÁP CẤP THOÁT NƯỚC:
3.1. Các căn cứ để thiết kế:
– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công phòng khám đa khoa khu vực Trà Cổ-Móng Cái.
– Tiêu chuẩn cấp nước bên trong nhà TCVN 4513 – 88.
– Tiêu chuẩn thoát nước bên trong nhà TCVN 4474 – 87.
– Tiêu chuẩn cấp nước mạng lưới ngoài nhà và công trình 20 TCN -33 – 85.
– Tiêu chuẩn thoát nước mạng lưới ngoài nhà và công trình 20 TCN -51 – 84.
– Tiêu chuẩn thiết kế tập VI tuyển tập tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam-Bộ Xây dựng năm 1997.
3.2 . Phần cấp nước
a. Nguồn nước:
– Nước cấp cho phòng khám đa khoa khu vực Trà Cổ-Móng Cái lấy từ giếng khoan nước trong khu vực dự án.Do nhu cầu cấp nước chỉ dành cho khu vệ sinh nhà khám đa nên lượng nước cấp không nhiều.Vì vậy chỉ cần lựa chọn hình thức cấp nước đơn giản.Bơm cấp nước từ giếng khoan đưa thẳng lên két mái của nhà khám đa khoa rồi được chảy xuống khu vệ sinh qua các ống đứng.Hiện trạng khu vực phòng khám đa khoa đã có hệ thống cấp nước cho nhà y tế.Chất lượng ,số lượng nước nguồn đảm bảo cung cấp cho nhu cầu dùng nước cho phòng khám đa khoa.
b. Mạng lưới cấp nước:
* Hệ thống đường ống:
– Đường ống dẩn nước vào bể chứa nước sạch hiện có: Dùng ống thép tráng kẽm 20.
– Ngoài nhà dùng ống thép tráng kẽm 20 cho đường ống phân phối dẫn vào các điểm dùng nước.
c. Tính toán nhu cầu dùng nước:
Stt Nhu cầu cấp n¬ước Yêu cầu
cấp nước Tiêu chuẩn
cấp nước L¬ượng nước
cần cấp
l/ng ngđ (m3/ngđ)
1 Số giường bệnh nội trú 20 150 3.00
2 Số giường bệnh ngoại trú 10 60 0.60
3 Phục vụ cán bộ công
nhân viên bệnh viện 15 60 0.90
4 Tổng cộng 4.50
5 Dự phòng rò rỉ 10% 0.45
6 Nhu cầu tổng cộng 4.95
-Riêng cứu hoả sử dụng giải pháp bình bọt cứu hoả bố trí tại các góc nhà để tiện cho việc phòng cháy chữa cháy.Bố trí khoảng cách các bình bọt cách nhau 20m.
-Chọn bể nước có dung tích 5m3 với hình thức bơm 2 lần /ngày.
3.3. Thoát nước .
a. Hướng thoát nước:
Thoát nước cho phòng khám đa khoa khu vực Trà cổ-Móng Cái hoàn toàn phụ thuộc vào giải pháp thoát nước của toàn thị xã Móng Cái. Nước mưa và nước thải tự chảy vào hệ thống cống của thị xã trên đường quy hoạch chung.
b. Hiện trạng thoát nước:
Khu vực phòng khám Đa khoa Trà Cổ-Móng Cái hiện tại chưa có hệ thống thoát nước.Khu vực dự án một phần là đất trồng trọt,một phần là nhà y tế đã được xây dựng nhưng chưa có hệ thống thoát nước cụ thể.
c. Phương pháp thoát nước:
Phương pháp thoát nước trong khu trường cũng giống như phương pháp thoát nước toàn thị xã là hệ thống cống chung. Bình thường nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ mới dẫn vào các cống trong BTCT thu nước xung quanh nhà để dẫn ra hệ thống thoát nước ra biển.
* Thoát nước bẩn :
– Thoát nước bẩn của phòng khám đa khoa khu vực Trà Cổ-Móng Cá chỉ có 4 khu vệ sinh.Sau khi nước được xử lý sơ bộ qua các bể phốt rồi tự chảy ra hệ thống thu gom thoát nước mưa rồi xả ra biển.
* Thoát nước mưa:
Nước mưa trong khu trường được tính theo phương pháp cường độ giới hạn.
Q = x q x F (l/s)
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước chảy qua ống (l/s)
q: Cường độ mưa tính toán (theo biểu đồ mưa Quảng Ninh)
F: Diện tích lưu vực tính toán ( ha )
: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ trung bình = 0,5
P: Chu kỳ tràn cống lấy P = 2 (với khu vực của phòng khám đa khoa khu vực Móng Cái)
c. Kết cấu công trình thoát nước:
* Mạng thoát nước ngoài nhà:
-Cống thu: Cống tròn BTCT đúc li tâm.
Kích thước cống D = 300 mm; Độ dốc i =0,0015
Chiều sâu cống: Htb=1,1m
– Các hố ga thu nước mặt đường và hố ga kiểm tra xây bằng gạch đậy đan BTCT:
Hố ga cho cống thu có kích thước a x b x HTB : 1000 x 1000 x 1400 mm.
3.4.Thi công và nghiệm thu.
Thi công và nghiệm thu hệ thống cấp thoát nư¬ớc theo các bản vẽ thiết kế TKKTTC hoàn thành tháng 8-2005 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt nam hiện hành.
a. Chiều sâu đặt ống.
– Các cống BTCT tự chảy.
+ Chiều sâu tối thiểu đặt ống 0,8m (tới đáy ống).
+ Chiều sâu tối đa đặt ống là 3m
+ Lớp lót ống phải được đầm chặt K = 0,95. Trước khi đặt ống, các rãnh đào phải được kè cừ và được làm khô.
+ ống thoát nước thải phải nằm dưới ống cấp nước sạch.
b. Giải pháp thi công:
– Các tuyến ống thoát nước được xây dựng theo kiểu cuốn chiếu. Điểm đầu là trạm bơm hoặc hố ga, thi công ngược từ sâu đến nông, để tận dụng hố ga, trạm bơm làm hố thu nước cho tuyến ống.
– Các tuyến rãnh đào phải được làm khô, nền rãnh được đầm chặt, rải lớp cát đệm 10 cm 20 cm trước khi đặt ống.
– Các đoạn còn lại dùng cọc thép, ván thép tấm, chống ngang để chặn đất.
c. Biện pháp bảo vệ môi trường :
Khi thi công công trình phải tuân thủ đầy đủ các qui định của nhà nước và các điều khoản trong yêu cầu kỹ thuật của công trình ngoài ra còn phải tuân thủ các vấn đề sau:
+ Khi thi công về ban đêm không được gây tiếng ồn ảnh hưởng tới dân cư, tất cả các xe vận chuyển vật liệu rời phải có bạt che phủ.
+ Không để các chất thải rắn, hoá chất dùng trong thi công và nhất là dầu mỡ của xe máy thải ra hoà lẫn với nước gây ô nhiễm môi trường.
+ Thi công xong đến đâu dọn sạch các vật liệu rơi vãi trên tuyến thi công đến đó.
+ Bảo vệ các thực vật xung quanh không chặt phá cây ngoài khu vực thi công.
+ Khi thi công đảm bảo không ảnh hưởng đến khu vực ruộng nông nghiệp bên cạnh.
4. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
Đầu tư xây mới
CHƯƠNG VI:
KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ
6.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN:
1. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư.
3. Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ xây dựng sửa đổi, bổ xung một số điểm trong thông tư” Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư” số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000.
4. Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản.
5. Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng .
6. Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng .
7. Thông tư 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 xủa Bộ Tài Chính về việc ban hành quy tắc biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.
8. Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999 của Chính phủ sửa đổi , bổ sung Nghị định số 120/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi , bổ sung Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng
9. Căn cứ thiết kế do công ty tư vấn xây dung công nghiệp và đô thị Việt Nam thực hiện
6.2. Mức Vốn đầu tư:
Chi phí đầu tư xây dung là các chi phí cần thiết cho xây dựng công trình : xây lắp thiết bị, các chi phí khác như lập dự án , thiết kế , them định , lập hồ sơ mời thầu, giám sát… chi phí ban quản lý dự án và chi phí dự phòng.
Đơn vị tiền dùng trong tính toán : đồng Việt nam
Kinh phí trình duyệt :1.044.280.000 đồng
1/ Chi phí xây lắp : 874.896.336 đồng
3/ Dự phòng phí : 43.744.813 đồng
4/ Tổng mức đầu tư xây dựng : 1.044.236.000 đồng
(Một tỷ không trăm bốn bốn triệu hai trăm tám mươI đồng chẵn)
6.3. Hiệu quả kinh tế xã hội:
Xây dựng phòng khám đa khoa Trà Cổ-Móng Cái có ý nghĩa xã hội to lớn cho ngành y tế và nhân dân khu vực. Tạo thêm cơ sở vật chất cho ngành y tế tỉnh , phục vụ nhân dân đến khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về khám chữa bệnh của nhân dân khu vực.
Xây dựng phòng khám đa khoa Trà Cổ-Móng Cái có đủ đIều kiện vật chất để kịp thời cứu chữa tại chỗ , giảm bớt nguy cơ xấu cho người bệnh do nguyên nhân y tế khu vực không có đủ cơ sở vật chất để được cứu chữa kịp thời, đồng thời giảm tải bớt số lượng bệnh nhân phải đưa lên bệnh viện tuyến trên dẫn đến sự quá tải không đáng có.
Khi phòng khám đa khoa Trà Cổ-Móng Cái được xây dựng đi vào hoạt động cũng đóng góp một phần vốn đáng kể cho ngành y tế do phát triển dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
– Từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 8 năm 2005 : Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật thi công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Từ tháng 8 – 2005 đến tháng 12 năm 2005 : giải phóng mặt bằng, đấu thầu xây lắp, xây dựng các hạng mục công trình
– Tháng 2 năm 2006 hoàn thành dự án
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
i- CHỦ ĐẦU TƯ: Sở y tế Quảng Ninh
ii- ĐƠN VỊ TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ: Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) – Bộ xây dựng
IV. HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN: Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án.
V. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN: Chỉ định thầu
CHƯƠNG VII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua những vấn đề đã nêu ở trên để đảm bảo phục vụ nhân dân đến khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, việc xây dựng nhà làm việc, lưu bệnh nhân và hoàn chỉnh sân vườn , đường đi, cổng tường rào Phòng khám đa khoa Trà Cổ – Móng Cái là rất cần thiết. Cần được triển khai tích cực để công trình nhanh chóng trở thành hiện thực , sớm đi vào hoạt động , mang lại hiệu quả cao cho phòng khám.
KIẾN NGHỊ: Đề nghị UBND Tỉnh Quảng Ninh, Sở xây dựng, Sở y tế và các ban ngành có liên quan xem xét, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật để dự án có đủ cơ sở , thủ tục pháp lý để thực hiệnc các bước tiếp theo.
A . PHẦN XÂY LẮP :
1. Nhà làm việc + điều trị bệnh nhân :
– Diện tích xây dựng : 189 m2
– Diện tích sàn : 387 m2
– Kinh phí đầu tư : 387 m2 x 1.600.000 đ = 604.000.000 đ
2. Cổng sắt : 4m x 1,8m = 7,2 m
Kinh phí đầu tư : 7,2 m x 500.000 đ = 3.600.000 đ
3. Tường rào sắt : 73 m x 500.000 đ = 36.500.000 đ
4. Tường rào xây gạch : 143 m x 400.000 đ = 57.200.000 đ
5. Sân vườn : 500 m2 x 250.000 đ = 125.000.000 đ
6. Đường điện 3 pha từ trạm biến thế đến nhà :
120 m x 500.000 đ = 60.000.000 đ
Tổng cộng : 886.300.000 đ
B. PHẦN CHI PHÍ KHÁC :
1. Chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật: 500.000,00 đ
10. Chi phí thiết kế : 28.500.000,00 đ
11. Chi phí thẩm định thiết kế : 500.000,00 đ
12. Chi phí thẩm định dự toán : 500.000,00 đ
13. Chi phí quản lý dự án :
14. Chi phí giám sát thi công xây dựng :
15. Chi phí giám sát thi công xây dựng:
8.6. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG :
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉