Thẩm định dự án đầu tư là gì ? Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của thẩm định dự án đầu tư

15Th4 - by admin - 0 - In Dự án đầu tư

Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Làm thế nào để dự án đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cho bạn đó chính là trách nhiệm mà công tác thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng sẽ làm.  Việc thẩm định dự án đầu tư là việc cần thiết và quan trọng cùng Hồ sơ xây dựng tìm hiểu vấn đề cụ thể như sau :

Khái niệm Thẩm định dự án Đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư và quyết định đầu tư.

Do sự phát triển của đầu tư ở nước ta, công tác thẩm định dự án ngày càng được coi trọng và hoàn thiện. Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Hiện nay nhu cầu về vốn ở nước ta rất lớn. Vấn đề quan trọng là đầu tư như thế nào để có hiệu quả. Một trong những công cụ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả là thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng thương mại thường xuyên phải thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư khi cho vay vốn nhằm đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư đó nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của mình. Bởi vậy việc thẩm định dự án đòi hỏi phải thực hiện tỉ mỉ, khách quan toàn diện.

ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư:

– Giúp cho chủ đầu tư chọn được dự án đầu tư tốt nhất.

– Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ vốn, ô nhiểm môi trường.

– Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ.

Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại

Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng đầu tư. Một trong những đặc trưng của hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài nên có thể gặp nhiều rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của ngân hàng là dựa trên cơ sở thẩm định dự án đầu tư.

Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu qủa kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối.

Từ kết quả thẩm định có thể tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Do có tầm quan trọng như vậy nên khi tiến hành thẩm định dự án cần :

– Nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành, địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan.

– Năm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có các quyết định cho vay thích hợp.

Quy Trình Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Công Trình Xây Dựng

Lợi ích của công tác thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:

– Đánh giá phân tích tổng thể từng phương án đầu tư giúp chủ đầu tư lựa chọn 1 giải pháp chất lượng và hiệu quả nhất.
– Đánh giá sự cần thiết của dự án liên quan đến các vấn để: Kinh tế, xã hội, công nghệ sử dụng, vệ sinh môi trường.
– Đánh giá các phương án tài chính, khả năng thu hồi vốn nhằm giúp các nhà tài trợ dự án có quyết định đúng đắn và chính xác nhất về quyết định có cho vay vốn hay không.

Nội dung quy trình thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:

1. Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:
– Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, ….
– Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Thẩm định kỹ thuật:
– Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện
a. Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án.
– Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng.
– Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án.
– Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại.
– Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công dự án.
– Các phương án thay thế, sửa chữa.
b. Thẩm định các yếu tố đầu vào:
– Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn.
– Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.
c. Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:
– Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.
– Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ.
– Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án.
– Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.
d. Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án:
– Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.
– Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật.
– Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.
3. Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:
– Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.
– Đánh giá nguồn vốn đầu tư.
– Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.

 

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
  2. Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
  3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
  4. Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
  5. Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
  6. Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
  7. Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
  8. Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021
  9. Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉