Thuyết minh biện pháp thi công cầu bãi cháy
Hồ sơ xây dựng xin gửi các bạn thuyết minh biện pháp thi công cầu bãi cháy khi bạn .
A. GIỚI THIỆU QUI MÔ CÔNG TRÌNH
Công trình là hạng mục chiếu sáng thuộc Gói thầu BC1,BC3. Dự án Cầu Bãi cháy.
Công trình bao gồm 2 hạng mục chính.
1. Xây dựng tuyến chiếu sáng:
– Tuyến chiếu sáng đường nằm trên giải phân cách giữa đường cột đèn tròn côn mạ kẽm, độ cao từ tim đèn đến mặt đường 10m, cần đèn đơn cần vươn 1,5m, pha đèn loại 150W-220V Sođium, cấp bảo vệ IP 54 – Class II chống cơ học 6J.
– Chiếu sáng trên cầu, cột tròn côn mạ kẽm cao 8m. Pha đèn loại HPS – T150
2. Xây dựng 3 TBA 50KVA – 35(22)/0.4KV:
Các Trạm biến áp kết cấu kiểu trạm treo trên 2 cột BTLT 12 đặt tại lề đường, đảm bảo phân đều phụ tải về 2 phía.
3. Điều kiện thi công công trình:
– Đây là tuyến đường dẫn nằm trong dự án xây dựng Cầu Bãi cháy là dự án trọng điểm của nhà nước.
– Công tác vận chuyển rất khó khăn, trên núi cao, qua khe sâu.
– Công tác xây lắp được tiến hành cùng điều kiện tuyến đường giao thông vẫn lưu thông với mật độ đảm bảo an toàn giao thông rất khó khăn.
B. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Nhân công và lán trại
– Bố trí 2 tổ thi công trên toàn tuyến. Một tổ thi công chiếu sáng, một tổ thi công phần Trạm biến áp.
Lực lượng bố trí tối đa trên công trường 60 người trong đó:
– Lược lượng công nhân kỹ thuật : 30 người, lao động phổ thông 27 người, kỹ thuật 3 người.
Tuỳ theo tiến dộ và tổ chức công việc bố trí nhân lực một cách hợp lý.
– Tiến hành lập Bộ phận chỉ đạo thi công trên công trường bao gồm: Chỉ huy trưởng, các đốc công, an toàn viên….
Tiến hành làm thủ tục hành chính với chính quyền địa phương.
– Dựng làn trại và kho tạm đảm bảo điều kiện ăn, ở cho công nhân và bảo quản vật tư thiết bị.
2. Tổ chức giao nhận hồ sơ và mặt bằng tuyến :
– Nhà thầu cùng với Ban điều hành dự án, Tư vấn thiết kế, chính quyền địa phương, bàn giao tim, mốc, tuyến đã được đền bù giải phóng mặt bằng.
– Nhận bàn giao đầy đủ hồ sơ thiết kế và các tài liệu có liên quan từ Ban quản lý, quyết định phê duyệt điểm đấu cao thế của Điện lực Quảng Ninh.
3. Công tác phóng tuyến và giải phóng mặt bằng
– Tuyến chiếu sáng: Nhận bàn giao vị trí các cột chiếu sáng, dùng máy thuỷ bình xác định cao độ từng vị trí móng cột.
– Tuyến đường dây và TBA: Dùng máy kinh vĩ xác định các vị trí móng cột cao thế và TBA.
– Trong quá trình phóng tuyến nếu có sai lệch vị trí so với hồ sơ thiết kế phải mời Ban quản lý dự án và Tư vấn thiết kế cùng nhau có biện pháp xử lý.
– Sau khi đã thông tuyến Nhà thầu, Tư vấn giám sát, cùng với chính quyền địa phương xác định các vị trí đền bù, lập kê khai đền bù trước khi thi công.
4. Công tác tập kết vật tư thiết bị.
Trình tư vấn giám sát toàn bộ chứng chỉ chất lượng, phiếu kiểm định, biên bản thí nghiệm các thiết bị điện, các mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng.
Công việc lắp đặt chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của Kỹ sư tư vấn.
– Vật liệu xây dựng được tập kết tại từng vị trí.
– Thiết bị được tập kết tại kho và được bảo quản kỹ.
5. Chất lượng vật tư, thiết bị:
Nhà thầu cung cấp vật liệu xây dựng và thiết bị đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn ký thuật hồ sơ mời thầu qui định.
a. Vật liệu xây dựng :
– Xi măng ChinFon mua tại đại lý đạt các tiêu chuẩn TCVN 6260-1997 và tiêu chuẩn 14TCVN 66-88, giới hạn bền nén sau 28 ngày tính bằng N/mm 2 được xác định theo TCVN 4032-85. Sử dụng xi măng cho bê tông có chứng chỉ chất lượng hoặc thí nghiệm mác thực tế. trên vỏ bao nhận hiệu đăng ký TCVN 2682-1992.
– Cát đá mua tại bãi vật liệu xây dựng của địa phương đảm bảo thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu thiết tế.
– Tỷ trọng đá dăm ³ 2,3 tấn/m 3, hàm lượng hạt phi tiêu chuẩn £ 30% khối lượng, tạp chất £ 1% khối lượng.
– Sắt thép gia công: CT3 của Nhà máy thép thí nghiệp theo tiêu TCVN 5754-91, chi tiết gia công xong được mạ kẽm nhúng nóng.
b. Thiết bị
– Cột chiếu sáng và pha đèn mua của Công ty Thiết bị chiếu sáng Hà nội (HAPULICO) đạt tiêu chuẩn ISO – 9002.
– Cột bê tông LT của Nhà máy bê tông Quảng Ninh đảm bảo tiêu chuẩn Quốc gia theo TCVN.
– Máy biến áp Nhà náy thiết bị điện Hà nội theo tiêu chuẩn IEC – 76.
– Cầu dao, cầu chì: Trung tâm ứng dụng công nghệ mới Hà Nội TC: IEC-19.
– Sứ đứng Hoàng Liên Sơn theo tiêu chuẩn TCVN 4759-1993.
-Aptômat: LG sản xuất.
– Cáp và dây dẫn : nhà máy LG – Vina Cable.
Nhà thầu cam kết các vật tư, thiết bị đưa vào công trình đảm bảo theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.
6. Công tác vận chuyển.
a. Vận chuyển đường dài:
– Toàn bộ cột đèn, đế cột, cáp, máy biến áp, các thiết bị chiếu sáng và các thiết bị điện.
– Cột đèn, cột BTLT được vận chuyển bằng xe tải 12 tấn, thúng dài 10-12m, cột được kê trên giá gỗ, chằng buộc bằng dây cáp lụa F10, nâng hạ cột bằng cầu 6,5 tấn.
– Máy biến áp và các thiết bị được vận chuyển bằng xe tải 5 tấn, được chèn kê đệm gỗ, chằng buộc bằng chão chắc chắn.
– Cáp và dây dẫn được vận chuyển bằng xe tải 5 tấn, rulô cáp xếp ở tư thế đứng, kê chèn bằng gỗ chống xe lật.
b. Vận chuyển đường ngắn.
Vận chuyển vật liệu xây dựng bằng xe tải ben từ bãi vật liệu đến các vị trí tập kết. Dùng xe thô sơ vận chuyển từ vị trí kho bãi đến các vị trí thi công.
C. BIỆN PHÁP THI CÔNG
– Lập các bản vẽ thi công cụ thể cho từng hạng mục trình kỹ sư tư vấn phê duyệt. hạng mục chỉ được tiến hành khi được kỹ sư tư vấn chấp thuận.
I. THI CÔNG TUYẾN CHIẾU SÁNG.
1. Công tác đào đất:
a. Xác định vị trí tim móng, hướng tuyến, cao độ móng, kích thước cần, bãi chứa vật liệu.
b. Công tác đào
– Đào bằng phương pháp thủ công.
– Trong quá trình đào gặp vướng mắc về địa hình, chất đất, tình trạng có nguy cơ sạt lở, có công trình ngầm phải báo kịp thời cho Kỹ sư tư vấn để có phương án xử lý kịp thời.
– Mở móng theo đúng tiêu chuẩn đúng cấp đất, ta luy mở móng bằng 1,5 – 1,75m. Đất đào được đổ đúng nơi qui định không làm ảnh hưởng tới môi trương xung quanh.
– Mời kỹ sư tư vấn kiểm tra hố móng theo kỹ thuật thiết kế sau đó tiến hành các công việc tiếp theo.
2. Công tác bê tông
a. Công tác vât liệu : Cát đá được lấy từ bãi vật liệu xây dựng địa phương.
– Thực hiện công tác lấy mẫu thí nghiệm cho M200.
– Xi măng PC-30 ChinFon lấy từ đại lý cung cấp, xi măng bảo quản tại kho tạm được lót gỗ kê cao 20-30 cm, che đậy bằng bạt.
– Khung bu lông móng được gia công bằng thép 20 Thái Nguyên, gia công đúng theo tiêu chuẩn thiết kế.
– Nước đổ bê tông lấy từ nguồn nước sạch.
b. Công tác cốp pha:
– Sử dụng cốp pha khuôn sắt KT: 800x800x1200, cấu kiện chắc chắn trong khi đổ bê tông theo TCVN 4453-95.
– Công việc cốp pha phải được nghiệm thu để chuyển bước thi công .
c. Công tác đúc móng:
– Kiểm tra độ sâu móng, đầm chặt lấy mặt bằng đáy hố.
– Ghép cốp pha.
– Định vị khung móng.
– Đổ bê tông theo kỹ thuật thiết kế.
– Bảo dưỡng bê tông móng.
– Tháo dỡ cốp pha.
– Lấp đất chân móng, hoàn trả mặt bằng.
Yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thực hiện :
– Bê tông được trộn bằng máy 300L.
– Thực hiện công tác định lượng cấp phối bê tông theo TCVN 4453-95 và quy phạm QPLTLD6-78.
– Sai số định lượng nằm trong quy định cho phép : nước ±2% , cát đá ± 3%.
– Do khối lượng bê tông của móng nhỏ vị trí cách xa nhau (35m), ta định lượng khối lượng cho từng móng, dùng xe vận chuyển tập kết tại từng vị trí
– Chỗ đổ bê tông phải được làm phẳng, lót bằng tôn 2mm.
– Đổ từng lớp 20 cm, đầm kỹ bằng đầm dùi sau đó đổ tiếp các lớp tiếp theo.
– Công tác bảo dưỡng bê tông theo đúng quy định.
– Cấp mẫu bê tông theo đúng quy định về công tác mẫu thí nghiệm.
– Chỉ được tháo dỡ cốp pha tối thiểu sau 24 giờ đổ bê tông.
3. Thi công tiếp địa và lấp móng:
– Xác định vị trí đóng cọc tiếp địa.
– Chuẩn bị cọc tới từng vị trí, đóng cọc đảm bảo đủ độ sâu theo thiết kế.
– Lấp đất móng cột, sử dụng đất đào hố móng để lấp móng.
– Đất được lấp từ cấp 20 cm, tưới nước đầm kỹ đảm bảo độ chặt bằng 80 ¸ 90% độ chặt ban đầu.
– Đo trị số Rđ £ 8W nếu không đạt báo Tư vấn có phương án đóng bổ sung cho đến khi đạt trị số Rđ cho phép.
4. Thi công lắp dựng cột đèn:
a. Vận chuyển hạ cột và vệ sinh
– Cột được rải dọc theo tuyến, dùng cần cẩu 6,5tấn hạ xuống từng vị trí.
– Cột được kề trên giá gỗ, kiểm tra độ cong vênh, các mối hàn, dùng giẻ sạch lau chùi các vết bẩn trước khi lắp dựng.
– Vệ sinh bu lông móng cột làm sạch bề mặt ren, vệ sinh sạch mặt móng.
b. Dựng cột
– Dựng cột bằng cẩu 6,5 tấn.
– Bắt ê cu hãm đế chân cột.
– Căn chỉnh cột đảm bảo độ đứng tâm của cột.
– Xiết chặt ê cu hãm chân cột.
c. Lắp cần đèn và pha đèn.
– Dùng xe thang tầm vươn 12m, lắp cần đèn và pha đèn.
– căn chỉnh cần đèn vuông góc hướng tuyến cột, xiết chặt bu lông hãm cần đèn.
– Căn chỉnh pha đèn, đảm bảo góc nghiêng theo thiết kế, xiết chặt bu lông hãm pha đèn.
– Lắp bảng điện đấu dây từng cột, đấu dây lên đèn.
Lưu ý :
+ Chỉ được dựng cột sau khi bê tông móng đạt được 21 ngày, pha đèn phải được thử trước khi lắp lên cột đèn.
5. Thi công cáp ngầm:
a. Công tác đào rãnh
– Đào rãnh cáp theo đúng kích thước thiết kế. Đầm chặt lấy mặt phẳng rãnh cáp.
– Lấp đệm cát đen 1 lớp = 20cm.
b. Công tác rải cáp và đấu nối
– Rulo cáp được để trên xe tải 2,5 tấn, xác định độ dài từng khung cột, cắt cáp cho từng khoảng. Công nhân nâng cáp đặt vào rãnh cáp bình quân 5-6m một công nhân nâng cáp. Tuyết đối không được kéo cáp trượt trên nền cứng chánh chầy xước, không để cáp soắn vặn.
– Kéo 2 đầu cáp lên cột đèn.
– Làm đầu cáp đấu nối vào bảng điện trong cột, khi đấu vào bảng điện từng cột phải đúng thứ tự pha A,B,C theo sơ đồ phân pha của từng trạm biến áp đảm bảo phụ tải được phân đều cho các pha, mỗi pha được bọc băng dính mầu theo pha qui định.
– Khi kép cáp qua đường trong ống bảo vệ phải vệ sinh sạch ống trước khi kéo, cáp được kéo bằng dây chão nilông.
c. Công tác rải dây tiếp địa đồng trần M10.
– Dây đồng M10 được đặt cùng với cáp điện được Sê ri với tiếp địa cột đèn tạo thành tiếp địa lặp lại cho toàn bộ hệ thống.
d. Công tác lấp đất.
– Cáp rải xong được kỹ sư Tư vấn nghiệm thu tiến hành công tác lấp đất.
– Lấp 1 lớp cát đen 20cm dưới nước đầm chặt bằng máy đầm cóc.
– Hoàn trả mặt bằng.
6. Thi công tủ điều khiển.
– Hệ thống chiếu sáng được đóng cắt theo chế độ tự động – Rơ le thời gian.
– Tủ điều khiển được lắp đặt hợp bộ tại xưởng, trước khi đưa ra lắp đặt được thí nghiệm các chế độ đóng cắt và chế dộ bảo vệ.
– Khi đấu cáp vào tủ đảm bảo chế độ phân pha, các pha được đánh dấu theo thứ tự pha A, B, C, N.
– Lắp đặt điện cho tủ điện đảm bảo Rđ £ 8W .
7. Thi công phần đường dây cao thế trạm biến áp cấp nguồn:
Toàn bộ hệ thống trạm biến áp cấp nguồng bao gồm 3 tuyến và trạm biến áp . Nhà tầu bố trí công nhân thi công một cách hợp lý gồm các nhóm chuyên môn, nhóm đúc móng cột, nhóm lắp thiết bị, phụ kiện đường dây và trạm biến áp .
II. THI CÔNG TUYẾN CAO THẾ 35 KV
1. Thi công tuyến cao thế 35KV.
1.1 Công tác đào và đắp đất:
a. Xác định vị trí tim móng và hướng tuyến, cao độ móng, kích thước móng cần đào, bãi chứa vật liệu.
b. Công tác đào:
– Căn cứ vào kích thước thiết kế, nhà thầu lập phương án thi công bằng khả năng nhân lực và trang thiết bị của mình để thi công đảm bảo chất lượng.
– Trong quá trình đào gặp vướng mắc về địa hình, chất đất, tình trạng có nguy cơ sạt lở lớn phải báo cáo với chủ đầu tư để có phương án xử lý kịp thời.
– Mở móng theo đúng tiêu chuẩn với các cấp đất, ta luy mở móng = 1,5 ¸ 1,75.
– Đất đào được đổ đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
– Mời TV giám sát kiểm tra hố móng theo kích thước thiết kế sau đó tiến hành công việc tiếp theo.
c. Công tác đắp đất:
– Căn cứ vào yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chất đất tại khu vực, nhà thầu có biện pháp đắp cụ thể cho từng vị trí đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ gốc cột, tránh xói mòn.
1.2 Công tác bê tông:
a. Vật liệu:
– Cát được lấy từ nguồn địa phương, thực hiện công tác lấy mẫu thí nghiệm cho M150, M200.
– Xi măng PC – 30 ChinFon lấy từ đại lý cung cấp. Xi măng được lót gỗ kê cao 20 ¸ 30 cm, che đậy bằng bạt.
– Cốt thép: Loại CT3 của Việt – úc, thép xây dựng được gia công theo đúng thiết kế, trước khi đổ bê tông phải làm sạch sẽ.
– Nước đổ bê tông lấy từ nguồn nước sạch.
b. Công tác cốp pha:
– Việc gia công dựng lắp cốp pha đảm bảo đúng kích thước, cấu kiện chắc chắn trong khi đổ bê tông, tuân thủ theo tiêu chuẩn: TCVN 4453-95.
– Công việc cốp pha phải được nghiệm thu chuyển bước thi công.
c. Đúc móng:
– Xây dựng phần móng.
– Kiểm tra độ sâu móng, lấy mặt bằng hố móng.
– Ghép cốp pha móng lót.
– Đổ bê tông lót móng M50.
– Buộc cốt thép.
– Ghép cốp pha bản móng M150.
– Đúc bê tông móng, đặt cốp pha lỗ cột.
– Ghép cốp pha trụ móng.
– Đổ bê tông trụ móng M150
– Bảo dưỡng bê tông móng.
– Tháo rỡ cốp pha móng.
Yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thực hiện:
– Tùy theo vị trí thuận lợi hoặc địa hình khó khăn có thể dùng máy trộn hoặc trộn thủ công.
– Thực hiện công tác đưa liệu, cấp phối bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453-95 và qui phạm QPLTL D6-78.
– Sai số định lượng nằm trong qui định cho phép. XM: nước ¡ 2%; cát đá ¡ 3%.
– Chỗ đổ bê tông phải được làm phẳng, lót bằng tôn 2mm.
– Đổ từng lớp 20cm, đầm kỹ bằng đầm dùi, sau đó đổ tiếp các lớp tiếp theo.
– Công tác bảo dưỡng bê tông thực hiện theo đúng qui trình.
– Lấy mẫu bê tông theo đúng qui định về công tác mẫu thử nghiệm.
– Chỉ được tháo rỡ cốp pha tối thiếu sau 24giờ đổ bê tông.
1.3 Thi công tiếp địa và lấp móng
– Xác định vị trí đóng cọc tiếp địa.
– Chuẩn bị cọc tới từng vị trí đóng cọc tiếp địa đảm bảo đủ độ sâu theo thiết kế, rải dây tiếp địa, hàn sêri các đầu cọc.
– Lấp đất móng cột: sử dụng đất đào hố móng để lấp móng, nếu không đủ phải lấy ở chỗ khác đến để lấp.
– Đất được lấp từng lớp 20cm, tưới nước đầm kỹ, đảm bảo độ chặt = 80 ¸ 90% độ chặt ban đầu.
– Đất lấp rãnh tiếp địa không được lẫn đá, sỏi và tạp chất.
– Đo trị số Rđ đảm bảo £ 10W; nếu không đạt báo chủ đầu tư có phương án đóng bổ xung cho đến khi đạt trị số Rd cho phép.
1.4 Thi công lắp dựng cột, xà, sứ
a. Vận chuyển hạ cột:
– Cột được rải dọc theo tuyến, có thể dùng cẩu hoặc tời tó 10m hạ xuống từng vị trí. Vận chuyển bộ đến từng vị trí thi công bằng phương pháp thủ công bình quân 150m.
– Trước khi dựng cột phải kiểm tra tời tó, độ rắn của nền để hạ chân tó; vệ sinh lỗ chôn cột, kiểm tra cột có bị rạn nứt, cong vênh không, nếu đạt thì tiến hành dựng.
– Mỗi một nhóm dựng cột từ 10- 20 công nhân có 1 nhóm trưởng chỉ huy, tất cả các công nhân phải tuân thủ theo mệnh lệnh của nhóm trưởng.
– Chân tó phải được định vị chắc chắn trên nền đất.
– Cột được dựng chỉnh thẳng đứng, chèn bê tông M200,đá 1×2.
– Dùng dây văng bằng chão định vị trí cột theo 3 hướng sau 8 giờ mới được tháo dây văng.
b. Lắp xà, sứ:
– Chọn xà, sứ đúng chủng loại, số lượng cho từng vị trí cần lắp.
– Lắp bằng phương pháp thủ công, xà bắt đúng hướng, xiết chặt bulông; lắp sứ đỡ, treo.
– Lắp tiếp địa xà vào ngọn cột, lắp tiếp địa vào gốc cột.
Lưu ý: Chỉ được lắp xà, sứ sau khi cột dựng được 36 giờ.
– Hoàn thiện đắp lốc cột theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
1.5 Thi công rải dây và căng độ võng:
a. Công tác chuẩn bị:
– Xác định đầu, cuối cho mỗi khoảng kéo dây là các vị trí cột hãm, cột góc, cột néo.
– Xác định điểm đặt lô dây trên nền đất chắc chắn, thuận lợi cho việc vận chuyển cáp.
– Các điểm giao chéo với đường dây của điện lực, dây thông tin khi thi công phải được thông qua và kết hợp với đơn vị chủ quản.
– Các điểm vượt đường giao thông, các công trình xây dựng phải dựng dàn giáo đỡ vượt dây.
– Hành lang tuyến được phát quang theo qui định của nghị định 54/1999NĐ – CP.
b. Các bước tiến hành:
– Treo các puli đỡ dây trên thanh xà.
– Bố trí mỗi đầu cột một công nhân đỡ dây vào máng đỡ dây sứ chuỗi hoặc sứ đỡ.
– Kéo dây bằng dây mồi chão nilon
– Bắt khoá néo đầu khoảng néo.
– Căng dây lấy độ võng.
– Khoá néo cuối.
Lưu ý:
+ Trước khi căng dây phải đóng văng cột hai đầu đoạn kéo, kéo dây song mới được tháo dây văng.
+ Điều chỉnh các chuỗi sứ thẳng góc với đường dây mới được bắt bulông kẹp cáp.
+ Không được nối dây giữa độ võng đường dây.
+ Trong quá trình kéo dây mọi thao tác đều phải tuân theo hiệu lệnh của chỉ huy.
+ Trong quá trình kép dây không được để dây trượt trên các vật cứng tránh trầy xước.
+ Dây được rải sau 36 giờ mới được căng lấy độ võng theo tiêu chuẩn thiết kế.
+ Sau khi lấy độ võng phải kiểm tra khoảng cách an toàn từ mặt đất lên đến mặt dưới độ võng dây, đảm bảo khoảng cách theo thiết kế.
2. Công tác thi công trạm biến áp:
– Bao gồm 3 trạm biến áp treo trên hai cột BTLT.
– Máy biến áp và các thiết bị được thí nghiệm tại Điện lực Quảng Ninh trước khi lắp đặt.
2.1 Thi công phần ngầm:
– Xác định tim mốc, móng trạm.
– Đào đất, đúc móng cột theo qui trình như móng cột đường dây.
– Khoảng cách tim cột đúng theo thiết kế.
– Đào đóng cọc và rải dây tiếp địa, sêri các đầu cọc thành hệ thống.
2.2 Trình tự lắp dựng:
– Dựng cột bằng tời tó hoặc cần cẩu 6.5 T tuỳ theo điều kiện từng vị trí chỉ được dựng cột, sau khi bê tông móng được 15 ngày trở ra.
– Chèn chân cột bằng bêtông M200 đá 1×2; sau ít nhất 5 ngày mới được lắp thiết bị trạm biến áp.
– Nếu vị trí cẩu thuận lợi thì dùng cẩu lắp đặt máy biến áp và thiết bị, nếu điều kiện khó khăn tiến hành lắp dựng thủ công + tời tó trình tự như sau:
– Lắp xà đón dây đầu trạm.
– Dùng palăng 3 tấn treo trên xà đầu trạm, kéo máy biến áp lên đến vị trí cần thiết.
– Lắp xà đỡ máy biến áp.
– Hạ máy biến áp xuống bệ, bắt bulông giữ chặt máy vào bệ.
– Lắp xà và cầu dao cách ly, chống sét van.
– Lắp xà + SI.
– Lắp thanh đồng.
– Lắp sàn thao tác và các phụ kiện còn lại.
– Khi đưa máy lên dàn trạm có hộp gỗ bảo vệ các sứ mặt máy. Không để va chạm vào mặt máy khi lắp.
– Khi lắp đặt các phụ kiện tuyệt đối không được để các dụng cụ rơi vào mặt máy.
– Khi lắp đặt các thanh xà phải đảm bảo đúng khoảng cách thiết kế.
– Lắp dây tiếp địa; dây trung tính máy biến áp, sêri vào hệ thống tiếp địa.
– Đo Rđ đảm bảo £ 10W.
D – CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH
– Nhà thầu phải tiến hành đầy đủ các hạng mục thí nghiệm trong quá trình thi công theo qui định xây dựng và ngành điện. Sau khi tiến hành thí nghiệm xong phải có biên bản thí nghiệm.
– Việc thí nghiệm được thực hiện bởi các cơ quan chức năng.
– VLXD và bê tông được thí nghiệm tại Xưởng TN của dự án.
– Các thiết bị điện được thí nghiệm tại Điện lực Quảng Ninh, các hạng mục cần thí nghiệm :
+ Máy biến áp.
+ Các phụ kiện đường dây: sứ, cầu chì ống, cầu dao liên động.
+ Các thiết bị trạm biến áp: cầu dao, thu lôi van, thiết bị tủ hạ thế.
+ Tiếp địa đường dây, tiếp địa dàn trạm.
+ Hệ thống cáp ngầm được thí nghiệm cách điện tại hiện trường.
– Các hạng mục thí nghiệm đạt tiêu chuẩn là cơ sở để chuyển bước thi công.
E – CÔNG TÁC NGHIỆM THU
– Nhà thầu phải tập hợp đầy đủ hồ sơ nghiệm thu giai đoạn:
+ Nghiệm thu đào, bêtông móng cột.
+ Nghiệm thu dựng cột đèn chiếu sáng.
+ Nghiệm thu dựng cột, lắp xà, sứ.
+ Nghiệm thu cáp ngầm.
+ Nghiệm thu kéo dây.
+ Nghiệm thu tiếp địa.
– Tập hợp các biên bản thí nghiệm, biên bản chất lượng vật tư.
– Biên bản thay đổi thiết kế nếu có.
– Biên bản phát sinh công việc.
– Hồ sơ và kế hoạch cắt điện đầu nối.
– Hồ sơ hoàn công.
Tập hợp đầy đủ các hồ sơ báo cáo Kỹ sư tư vấn thành lập hội đồng nghiệm thu, nghiệm thu tổng thể, đóng điện xung kích đủ 72 giờ, kiểm tra chế độ ánh sáng, chế độ đóng cắt, tiến hành bàn giao vận hành đưa vào khai thác sử dụng.
– Hai bên A- B lập quyết toán công trình, thanh toán theo khối lượng hoàn công đã được A – B thống nhất trong quá trình thi công.
G- CÔNG TÁC KIỂM TRA – BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. Nhà thầu tuân thủ theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành của tập TCVN đảm bảo cho chất lượng công trình:
Biện pháp để đảm bảo tiến bộ và chất lượng công trình
Các tiêu chuẩn kỹ thuật
Để công trình đảm bảo chất lượng tiến bộ, Nhà thầu chúng tôi bảo đảm tuân thủ theo đúng yêu cầu thiết kế của Hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hiện hành như :
1- Quy phạm thi công và nghiệm thu | Tiêu chuẩn áp dụng |
– Tổ chức thi công | TCVN- 4055 – 85 |
– Nghiệm thu các công trình xây dựng | TCVN- 4091 – 87 |
– Sử dụng máy xây dựng | TCVN- 4087 – 85 |
– Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép | TCVN- 4452 – 87 |
– Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong | TCVN- 5639 – 91 |
– Nghiệm thu tiêu chuẩn chiếu sáng | 20 TCN 95-83 CIE 115 – 1995 |
– Công tác hoàn thiện trong xây dựng | TCVN- 5674 – 92 |
– Hệ thống tài liệu thiết kế trong xây dựng | TCVN- 5672 – 92 |
– Hoàn thiện mặt bằng xây dựng | TCVN- 4516 – 88 |
– Kết cấu thép, gia công, lắp đặt | TCVN- 170 – 89 |
– Kết cấu BTCT toàn khối Quy phạm TC nghiệm thu | TCVN- 4453 – 95 |
– Bê tông kiểm tra đánh giá độ bền | TCVN- 5540 – 91 |
– Xi măng poóc lăng | TCVN- 2682 – 92 |
– Xi măng, các tiêu chuẩn thử xi măng | TCVN- 139 – 1991 |
– Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật | TCVN- 1770- 86 |
– Đá, sỏi. Yêu cầu kỹ thuật | TCVN- 1771 – 87 |
2- An toàn lao động | TCVN- 5640 – 91 |
a- Quy phạm an toàn lao động | TCVN- 5308 – 91 |
b- An toàn điện | TCVN- 4086 – 85 |
c- An toàn nổ | TCVN- 3255 – 86 |
d- An toàn cháy | TCVN- 3254 – 89 |
e – Hành lang an toàn | TCVN- 4431 – 87 |
f- Thiết bị nâng | TCVN- 5863 – 95 |
3- Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng | TCXD – 17 -2000 |
2. Biện pháp bảo đảm chất lượng sản xuất và lắp dựng tại hiện trường:
– Cử những cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm sản xuất kết cấu thép phụ trách sản xuất và thi công lắp dựng.
– Kiểm soát toàn bộ vật tư cho quá trình sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.
– Lập quy trình công nghệ chi tiết cho các hạng mục của công trình trước khi sản xuất và lắp dựng.
– Cử cán bộ phụ trách công trình tiến hành kiểm tra từng bước nguyên công lập Hồ sơ hoàn công cho từng hạng mục công trình và quyết định cho chuyển sang công đoạn tiếp theo của quy trình công nghệ, cho tới khi hoàn thiện quy trình sản xuất.
– Các bộ phận trực tiếp được chọn có trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất kết cấu thép được kiểm tra, đảm bảo việc sản xuất tuân thủ đúng quy trình công nghệ đã đề ra.
– Trong quá trình lắp đặt tại hiện trường, để loại bỏ các sai số khi lắp đặt, ngoài việc tăng cường kiểm tra bằng các thiết bị đo chuyên dụng cần phải chú trọng đến sai số do quá trình vận chuyển gây ra. Mọi công tác vận chuyển cũng như lắp đặt phải tuyệt đối tuân thủ các quy phạm được quy định áp dụng.
* Tuyển chọn vật liệu:
Vật liệu sử dụng cho công trình đều được thí nghiệm theo TCVN đã nêu trên, đảm bảo các loại vật liệu đều có chứng chỉ kiểm nghiệm thuận lợi cho sự kiểm tra của Chủ đầu tư. Nhà thầu có vật liệu mẫu đã kiểm nghiệm để tại phòng điều hành ở hiện trường làm cơ sở để đối chứng.
3. Công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng xây lắp:
3.1 Kiểm tra giai đoạn đào móng đổ lốc và dựng cột:
– Trước khi tiến hành đổ móng cột giám sát của Công ty kết hợp với giám sát bên A tiến hành nghiệm thu kích thước từng móng theo thiết kế, sau đó mới cho đổ lốc cột.
– Kiểm tra quy trình trộn đổ bê tông theo mác quy định, tỉ lệ cát, đá, xi măng, nước trộn theo thiết kế.
– Tất cả các cột đánh số theo đúng thiết kế, sơn biển cấm trèo và chân cột được đắp đất đường kính 1m cao 0,3m để chống xói mòn chân cột.
3.2 Kiểm tra rải cáp, căng dây lấy độ võng.
– Trước khi trình tự thi công cáp theo đúng quy định. Phải sử dụng đúng dụng cụ chuyên dùng để thi công đảm bảo chất lượng công trình.
– Khi ra dây chú ý không để vỏ cách điện xây sát.
3.3 Kiểm tra chế độ ánh sáng và chế độ đóng cắt.
– Dùng các dụng cụ đồng hồ đo ánh sáng chuyên dụng kiểm tra.
– Độ chói trung bình : ³ 1.4 Cad.
– Độ phân bố đồng đều dọc UL ³ 0.4.
– Độ phân bố đồng đều ngang Uo ³ 0.7.
– Độ giảm chói : 10%.
– Chế độ đóng cắt : Theo chế độ sáng 100% và chế độ tiết kiệm ban đêm sáng 50%.
H. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
– PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
1. Quy định chung:
Để công trình đảm bảo chất lượng tiến bộ, an toàn cho người và thiết bị Nhà thầu chúng tôi tổ chức một Ban chỉ huy công trường trong đó bố trí cán bộ chuyên trách an toàn lao động và vệ sinh công trường tại hiện trường.
Về bảo hộ và dụng cụ thi công:
Phương tiện bảo hộ gồm dây da an toàn, giầy dép, mũ bảo hiểm, lưới an toàn. Các dụng cụ tham gia thi công cột phải đảm bảo mới, chưa qua sử dụng như các loại cáp, chão, tời tó, thang leo, lưới an toàn, dây an toàn. Chão, cáp, dây an toàn khi làm việc phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng luôn kiểm tra tất cả dụng cụ, khi thấy có biểu hiện hư hỏng là thay thế hoặc sửa chữa ngay.
Khi thao tác trên cao phải có chăng lưới bảo vệ ở dưới, cự ly an toàn cho công tác thi công lắp dựng là 1,5m (tính từ ranh giới thi công).
Về thời tiết: Không làm việc trong điều kiện thời tiết xấu như giông tố, sấm sét, gió trên cấp IV. Khi đang làm việc thấy có sự biểu hiện của thời tiết xấu, người chỉ huy cho từng nhóm, từng người gia cố các bộ phận kịp thời, đảm bảo an toàn trước khi rút khỏi vị trí làm việc. Không làm việc khi thời tiết rét dưới 100, nắng trên 370 và khi trời tối.
– Hàng ngày các nhóm làm việc trước khi rút khỏi vị trí để tạm nghỉ hoặc nghỉ qua buổi, qua ngày phải đưa các dụng cụ phương tiện ở trạng thái khoá an toàn. Người chỉ huy kiểm tra các điểm đã thi công trước khi cho các nhóm làm việc hoặc nghỉ ngơi.
– Mọi công nhân trước khi thi công đều phải học an toàn lao động, tổ chức khám sức khoẻ, cấp thẻ an toàn và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định cho từng công việc và chỉ có công nhân được cấp thẻ mới được làm việc trong công trường. Công nhân làm việc trên công trường phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công việc được giao về tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ, bậc thợ.
– Chi tiết và hệ thống hoá các quy định về quy phạm kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trước khi thi công. Có sổ nhật ký an toàn lao động và thực hiện đầy đủ chế độ thống kê, khai báo, điều tra, phân tích nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Có đầy đủ Hồ sơ công trường, biện pháp tổ chức thi công cho từng công việc, nhật ký công trình, sổ cấp bảo hộ, phiếu giao việc hàng ngày và giao biện pháp an toàn lao động, có tủ thuốc công trường và dụng cụ sơ cấp cứu những trường hợp khẩn cấp và có bác sĩ trực liên tục.
– Bố trí thiết bị phòng chống cứu hỏa gồm bình bọt CO2, thùng chứa cát cứu hỏa, xẻng, câu liêm, thùng chứa nước tại hiện trường.
– Bố trí thùng chứa rác phế thải, hàng ngày sau giờ làm việc tiến hành vệ sinh công nghiệp, mọi phế thải, phế liệu được để gọn trong thùng và đúng nơi quy định.
– Các phương tiện thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như thiết bị nâng,… của chúng tôi đều có giấy phép của cơ quan Thanh tra an toàn cấp Nhà nước cấp.
– Vật tư thiết bị trên công trường khi hết giờ có bảo vệ canh gác.
– Có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân: Giảm nhẹ các khâu lao động thủ công nặng nhọc, ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm độc hại gây sự cố, tai nạn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp.
– Đảm bảo tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động: Nhà vệ sinh, nhà tắm, nơi trú mưa, nắng, nhà ăn và nhà nghỉ giữa ca. Nước uống bảo đảm vệ sinh, nơi sơ cứu và phương tiện cấp cứu tai nạn.
Tóm lại: Công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ phải luôn được chú trọng và thường xuyên kiểm tra đôn đốc có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, mục đích đảm bảo và tạo điều kiện tốt phục vụ cho thi công công trình.
2. Một số quy định cụ thể:
a. Cấm uống rượu trước và trong quá trình làm việc. Khi làm việc trên cao hoặc nơi nguy hiểm cấm uống rượu, bia, hút thuốc. Công nhân làm việc trên cao phải có túi đồ nghề, cấm vứt, ném các loại dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.
b. Công nhân làm việc trên công trường phải sử dụng đúng trang bị bảo hộ cá nhân, cấm đi dép lê hoặc guốc, ăn mặc phải gọn gàng.
c. Khi làm việc trên cao 2 mét trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng phía dưới có chướng ngại vật, phải đeo dây an toàn hoặc lưới bảo vệ.
d. Không làm việc trên giàn giáo, cột trụ,… khi trời tối, và lúc mưa to, dông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên.
e. Sau mỗi đợt mưa, bão, gió lớn hoặc sau khi dừng thi công nhiều ngày liền phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn nhất là những nơi nguy hiểm có khả năng xảy ra tai nạn.
f. An toàn điện:
– Các thiết bị sử dụng điện được thường xuyên kiểm tra rò rỉ điện ra vỏ, và kịp thời sửa chữa khắc phục.
– Các điểm nối dây được bọc lót kỹ càng và treo cao.
– Các cầu dao điện được lắp đặt chắc chắn tại nơi thuận tiện cho thao tác và phải có nắp đậy, cầu dao đặt ngoài trời phải được che mưa, nghiêm cấm đặt cầu dao dưới mặt đất.
– Sử dụng các dây cầu chì đúng thông số kỹ thuật.
– Các đầu nối ra, vào cầu dao được bắt chặt bằng các đai ốc, không được đấu nối theo cách xoắn dây vào bu lông, cấm đấu dây với cầu dao không có cầu chì.
g. An toàn đối với thợ hàn:
– Tất cả các thợ hàn phải có mặt nạ hàn, mặc bảo hộ đúng quy định như giầy da, găng tay da.
– Không nối nối tiếp 2 máy hàn.
– Không được hàn gần nơi chứa chất dễ bắt lửa và các bình áo lực.
– Khi hàn ở vị trí nguy hiểm cần bố trí 2 công nhân hàn thay nhau làm việc và quan sát xử lý sự cố.
– Khi hàn các chất dễ cháy, dễ nổ cần rửa sạch, làm khô trước khi hàn.
h. Biện pháp an toàn hố móng:
– Đào hố móng bằng phương pháp thủ công, dùng cuốc, xẻng, xà beng.
– Ở những lối đi lại đất đào lên phải vận chuyển kịp thời đi nơi khác không làm cản trở giao thông, nếu hố móng chưa kịp đổ bê tông, phải có biện pháp rào chắn báo hiệu, ban đêm phải có đèn tín hiệu màu đỏ, có nắp đậy để tránh tai nạn xảy ra.
i. Biện pháp an toàn khi vận chuyển cáp:
– Nếu dùng xe cẩu nâng cả cuộn dây lên ô tô thì phải dùng một trục tròn bằng sắt xuyên qua lỗ cáp rôì dùng dây cáp thép đã tết đầu luôn vào trục để cẩu, công nhân vận chuyển phải đi găng tay bằng vải thô, các lô cáp phải được kê, chèn, chằng buộc khi vận chuyển.
j. Biện pháp an toàn dựng cột:
– Quanh khu vực dựng cột cách gốc cột khoảng cách bằng chiều cao của cột trở lên không cho người không có nhiệm vụ qua lại.
– Khi dựng cột bằng cẩu, chân cẩu phải được hạ trên nền cứng, phẳng phải có người xi nhan thao tác lắp dựng. Trong khi cẩu phải có người cảnh giới giao thông.
– Khi dựng cột bằng tời tó phải xem xét nghiên cứu vị trí đặt chân tó, tời quay theo đúng quy định để khi dựng cột không có sự cố bất ngờ nào xảy ra.
– Sau khi dựng 24 giờ mới được tháo dây néo.
k. Biện pháp an toàn khi rải dây, căng dây lấy độ võng:
– Trước khi rải cáp phải kê giá ra cáp cao hơn mặt đất, nền đất phải bằng phẳng, nếu đất bị lún thì dùng ván gỗ kê vào chân giá, phải quay từ từ, vừa quay vừa chú ý có hiện tượng bị trở ngại không, thấy vướng dừng lại kiểm tra ngay.
– Khi lắp đặt vật tư lên cột tuyệt đối không được tung ném vật tư hay dụng cụ làm việc.
– Tuân thủ vị trí kéo dây qua đường giao thông phải có người cảnh giới không để xảy ra tai nạn và ảnh hưởng đến giao thông.
– Tuân thủ quy phạm an toàn khi làm việc trên cao.
l. Biện pháp an toàn khi đóng điện.
– Chỉ được đóng điện vào đường dây cao thế mới thi công sau khi công trình đã được nghiệm thu kỹ thuật đạt yêu cầu và có lệnh đóng điện.
– Chỉ được đóng điện vào hệ thống chiếu sáng khi tuyến cáp ngầm đã được thí nghiệm và có biên bản đạt yêu cầu.
– Việc thao tác đóng điện do đơn vị quản lý công trình thao tác.
m. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông:
– Điều kiện thi công trên tuyến đường đang lưu thông Nhà thầu đặc biệt chú ý biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
– Khi tiến hành thi công phải có rào chắn, đầy đủ các loại biển báo theo quy định, rào chắn £ 1 / 2 mặt đường, đảm bảo khả năng lưu thông của phương tiện.
– Có 2 an toàn viên cảnh giới và hướng dẫn giao thông ở 2 đầu đoạn thi công.
– Khi thi công ban đêm phải có đèn tín hiệu màu đỏ.
– Khi đào đất, tập kết vật liệu không được đổ vương vãi ra phần đường đang lưu thông.
– Khi đặt ống bảo vệ cáp qua đường chỉ được thi công từng đoạn một.
– Sau mỗi ngày thi công thực hiện ngay công tác vệ sinh hoàn trả mặt bằng.
– Sử dụng cẩu nâng hạ phải có người cảnh giới khi cẩu đang làm việc.
n. Vệ sinh môi trường:
– Trong quá trình thi công hạn chế tới mức tối đa việc ảnh hưởng tới môi sinh trong phạm vi công trường.
– Chỉ đượcđóng điện vào hệ thống chiếu sáng khi tuyến cáp ngầm đã được thí nghiệm và có biên bản đạt yêu cầu.
– Toàn bộ việc sinh hoạt của cán bộ CNV trong công trường phảo đảm bảo vệ sinh.
– Trong quá trình thi công phát quang dọn sạch tuyến, không được phá bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
– Sau khi thi công xong Nhà thầu sẽ thu dọn, hoàn trả lại mặt bằng trong quá trình thi công đã làm hư hỏng, chiếm chỗ: Tất cả các thiết bị, máy móc thi công, các nguyên vật liệu và đất thừa,… được dọn dẹp sạch sẽ đảm bảo mỹ quan chung của khu vực.
p. Phòng chống cháy nổ:
– Tất cả CBCNV trước khi đi thi công trên công trường được tập trung phổ biến các biện pháp phòng chống cháy nổ và tại các vị trí khi kín và lán trại thi công đều được bố trí mỗi gian một bình bọt chữa cháy và một hố cát cách gian nhà hoặc kho 2m có trứ lượng 1m3.
q. An toàn khi sử dụng cần trục:
– Nghiêm cấm những người không có chức năng sử dụng, vận hành cần trục.
– Trong quá trình vận hành phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Bảo quản máy sau từng ca làm việc, trước mỗi ca làm việc phải xem xét tình trạng thiết bị, nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục sửa chữa xong mới được đưa vào sử dụng.
+ Phát tín hiệu cho những người xung quanh trước khi làm việc.
+ Tải trọng nâng không được vượt quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng, vật nâng phải được buộc chắc chắn trong quá trình nâng.
– Cấm đưa tải qua đầu người và cấm để người đứng lên tải trong khi nâng.
– Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển thiết bị nâng.
r. An toàn lao động đối với lao động phổ thông:
– Lực lượng này không có chuyên môn vì vậy thường xuyên phải theo dõi quản lý họ không cho họ đến gần những nơi nguy hiểm, không để họ tự tiện làm các công việc ngoài sự phân công của các cán bộ quản lý trực tiếp. Quy định nơi làm việc riêng cho họ.
– Phải cho họ học tập đầy đủ các nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động.
x. Cán bộ công nhân làm việc trong những điều kiện chịu ảnh hưởng của yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải được bồi dưỡng tại chỗ bằng hiện vật theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ phương án tổ chức thi công cho công trình hạng mục chiếu sáng thuộc Gói thầu BC1,BC3. Dự án Cầu Bãi cháy. Nếu nhà thầu được trúng thầu, chắc chắn sẽ thi công đảm bảo tiến độ và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Nhà thầu rất vinh dự được thi công, làm việc với chủ đầu tư trên công trình này.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉