Thuyết minh biện pháp thi công hệ thống chiếu sáng đô thị tại hà nội
Hệ thống chiếu sáng đô thị bao gồm: nguồn cung cấp điện, lưới điện, nguồn sáng, tình hình tiêu thụ điện năng; tình hình tổ chức và hình thức chiếu sáng tại các công trình giao thông, không gian công cộng, chiếu sáng mặt ngoài công trình, chiếu sáng quảng cáo, khu vực lễ hội.
Download Thuyết minh biện pháp thi công hệ thống chiếu sáng đô thị tại hà nội
MÔ TẢ CHI TIẾT
Thuyết minh biện pháp thi công hệ thống chiếu sáng đô thị tại hà nội
HÌNH ẢNH DEMO
Mời quý vị tham khảo :Dự toán hệ thống chiếu sáng
Mời quý vị tham khảo :Thuyết minh biện pháp hệ thống chiếu sáng
Mời quý vị tham khảo :Báo giá thiết bị chiếu sáng mới nhất
Căn cứ lập biện pháp tổ chức thi công
Các căn cứ lập biện pháp thi công
Hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật phần thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công trong Hồ sơ mời thầu gói thầu số 2: Thi công lắp đặt chỉnh trang hệ thống chiếu sáng Công trình: Lắp đặt, chỉnh trang hệ thống chiếu sáng tại tỉnh lộ 418, huyện Phúc Thọ – Phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
- Kết quả khảo sát thực tế tại hiện trường công trình và kiểm tra xem xét các điều kiện về: Địa hình thi công xây lắp, nguồn vật liệu xây dựng, đường vận chuyển tập kết vật liệu; thời gian và tiến độ thi công xây lắp, chất lượng thi công công trình do Chủ đầu tư yêu cầu nêu trong Hồ sơ mời thầu.
- Các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng các công trình xây dựng cơ bản nói chung và xây lắp các công trình lưới điện nói riêng do Nhà nước và ngành điện ban hành có giá trị hiện hành và các tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu trong Hồ sơ mời thầu đề ra:
- Luật Xây dựng số 16/2003 QH11 ngày 26 tháng11 năm 2003;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- “Quy phạm trang bị điện” Phần II: “Hệ thống đường dây dẫn điện” 11 TCN-19-2006 do Bộ Công nghiệp ban hành năm 2006;
- Hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành có liên quan.
Mục tiêu thi công
-
- Đảm bảo chất lượng và tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu trong quy trình, quy phạm và những chỉ tiêu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình cũng như tiêu chuẩn của Hồ sơ yêu cầu xây lắp đề ra. Khi đưa công trình vào sử dụng nhằm đảm bảo cho vận hành an toàn liên tục và lâu dài.
- Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn với người và phương tiện qua lại.
- Giữ gìn tốt công tác phòng chống cháy, nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong phạm vi công trường;
- Tiết kiệm các chi phí vật tư, thiết bị, nhân công, phương tiện thi công khi thi côngcùng các chi phí khác…. Do đó tiết kiệm được chi phí về vốn đầu tư cho xây dựng công trình.
- Giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đoàn kếttốt đối với các cấp chính quyền và nhân dân địa phương… là những vấn đề được đề cao và coi trọng trong quá trình thi công xây lắp tại công trình. Tuyệt đối về bảo quản vật tư và thiết bị tại công trình không được mất mát.
Biện pháp kỹ thuật và giải pháp thi côngPhương án thi công:
Căn cứ vào hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và đặc điểm địa hình xây lắp công trình nhà thầu chọn phương án thi công xây lắp công trình bằng cơ giới trên các xe chuyên dùng.
Không bố trí kho bãi tập kết vật tư tại hiện trường. Các hạng mục thi công tới đâu gọn tới đó. Vật liệu, đất cát thừa được dọn sạch và hoàn trả mặt bằng ngay khi thi công xong từng hạng mục.
Biện pháp thi công cho từng hạng mục:
Sau khi nhận tuyến, mặt bằng thi công do chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế bàn giao, Nhà thầu sẽ có trách nhiệm lập tiến độ thi công chi tiết thông qua ban quản lý dự án và tư vấn giám sát thống nhất sẽ tiến hành tổ chức thi công các hạng mục công viêc cụ thể như sau:
Nhận tuyến, cắm các tim móng cột, xác định vị trí đặt tủ:
Sau khi nhận các mốc cao độ và toạ độ chuẩn do Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế bàn giao, Nhà thầu sẽ có trách nhiệm đo đạc kiểm tra lại các mốc xác định vị trí các hạng mục công trình chủ yếu. Trường hợp phát hiện có sai lệch khác với mốc đã giao, Nhà thầu chúng tôi sẽ kịp thời thông báo ngay cho Chủ đầu tư và đơn vị khảo sát thiết kế để có biện pháp kiểm tra và hiệu chỉnh kịp thời.
Trình tự thực hiện như sau:
- Dùng máy kinh vỹ để ngắm, cắm cọc tim mốc các móng cột trung gian, các mốc để định vị.
- Để định vị chính xác tim vị trí cột cần cắm các mốc sau:
- Mốc tim móng cột.
- Các cột mốc để định vị tim móng trong quá trình thi công, được cắm xa tim móng từ 5-6m.
Các cột mốc bằng thép vuông 10×10 mm dài 40 cm, có đánh dấu bằng sơn màu và được đóng thẳng đứng, chỉ để nhô lên mặt đất 7-10cm, đảm bảo không làm sai lệch tim móng trong quá trình thi công.
- Trong quá trình đào hố móng phải căn cứ vào các mốc ngoài hố móng để xác định đúng tâm hố đào, đánh dấu phạm vi đào.
- Trong khi ghép cốt pha để đúc móng phải dùng dây căng giữa các mốc để xác định đúng tâm móng cột khi đúc bê tông. Tuyệt đối không được làm xê dịch các mốc và tim của móng cột.
Biện pháp thi công đào rãnh cáp, lắp đặt ống nhựa xoắn, rải cáp ngầm:
- Rãnh cáp qua đường sẽ được đào và đặt ống nhựa xoắn bảo vệ cáp trước khi thi công bề mặt đường. Khi đào xong đặt ống nhựa xoắn qua đường và lấp hoàn trả phần mặt đường để đảm bảo cho nhà thầu thi công đường được thi công. Rãnh cáp dọc tuyến được đào thủ công, cáp điện được đặt trong ống nhựa xoắn bảo vệ.
- Cáp trước khi rải được đo thử độ cách điện bằng Megomet. Cáp ngầm được đặt trong ống nhựa xoắn rải giữa lớp đất mềm không được lẫn đá, sỏi, tạp chất, sau đó được tưới nước đầm chặt. Trong quá trình rải cáp, cuộn cáp được để trên giá quay ra cáp, để tránh chày xước vỏ cáp. Sau cùng được lấp đất đầm chặt và dọn vệ sinh. Do cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng là cáp ngầm nên tuyệt đối yêu cầu Nhà thầu không được nối cáp trong phạm vi khoảng cách 2 cột. Các đoạn cáp thừa phải bỏ đi hoặc dùng đối với các khoảng cột ngắn.
- Tại mỗi vị trí cột đèn cáp được để thừa thêm luồn vào tới cửa cột.
- Do hạng mục rải cáp tiến hành sau hạng mục trồng cột nên Nhà thầu có điều kiện đo đạc chính xác từng khoảng cột. Cáp cho từng khoảng cột sẽ được cắt bằng chiều dài khoảng cột + chiều dài cáp lên cột. Sau đó cáp được luồn vào trong ống nhựa trên mặt bằng và tiến hành đặt ống có cáp bên trong xuống rãnh cáp.
- Quy trình và yêu cầu về đất đắp và quy trình thực hiện đắp rãnh cáp như đắp móng cột (được trình bày ở mục 3).[sociallocker] [/sociallocker]
Biện pháp thi công móng cột, lắp dựng cột đèn:
A- Thi công móng cột:
a, Đào hố móng:
- Mặt bằng hố móng:
Diện tích mặt bằng cần có để tập kết cát, đá dăm vật liệu đúc móng và mặt bằng đặt máy trộn trộn bê tông như sau:
- Mặt bằng cho tập kết cát, đá (sỏi): 10-15 m2 (tuỳ theo khối lượng vật liệu cho từng vị trí móng).
- Mặt bằng cho thi công: 10-12 m2.
- Mặt bằng được san ngay sát mép hố móng (sau khi đào) và có vị trí hợp lý để thi công đúc móng tiện lợi nhất.
- Đất đào móng phải được đổ gọn, tập trung, thuận tiện cho lấp đất móng, đảm bảo không gây khó khăn cho thi công các bước tiếp theo và tránh sụt xuống hố móng.
- Chiều sâu hố móng:
Căn cứ hồ sơ thiết kế chiều sâu từng loại móng có kích thước khác nhau, chiều sâu hố móng được xác định như sau:
+ Khi thi công đào móng đã đạt đến độ sâu theo thiết kế: Nếu phát hiện nền đất móng quá yếu hoặc lầy sụt phải báo ngay cho kỹ thuật Bên A để lập biên bản xác nhận và phải đào đến độ sâu có cường độ của đất loại III mới được dừng.
+ Trường hợp đào sâu thêm đến 0,5-1m mà đất vẫn quá yếu thì phải ngừng thi công và báo cho Bên A
+ Đơn vị thiết kế, đề nghị dịch chỉnh dọc tuyến hoặc có theo phương án xử lý của Bên thiết kế.
- Kích thước hố móng:
+ Chiều rộng đáy móng = chiều rộng của phần bê tông lót móng + 30 cm về mỗi phía ( tạo hành lang thi công móng ).
+ Độ vát mép hố móng = Chiều sâu hố móng x Hệ số vát mép.
Móng cột sau khi đào xong phải được nghiệm thu nội bộ đơn vị thi công, sau đó mới nghiệm thu với giám sát kỹ thuật Bên A.
Các hố móng sau khi được nghiệm thu phải đạt các yêu cầu kỹ thuật mới được phép chuyển bước thi công.
+ Hố móng cột được đào thủ công, hố được đào đúng kích thước theo bản vẽ thiết kế. Sau khi đào đất hố móng đã được Tư vấn giám sát hiện trường nghiệm thu, Đơn vị thi công phải tiến hành ngay công tác đổ bê tông móng để tránh sụt lở các vách đất hố móng.
b, Thi công đúc bê tông móng cột:
Các hố móng sau khi được nghiệm thu và đạt yêu cầu thiết kế kỹ thuật mới được tiến hành thi công đúc móng. Trình tự kỹ thuật thi công đúc móng như sau:
- Đổ lót móng
- Lắp cốt pha
- Đúc bê tông móng
- Bảo dưỡng bê tông theo đúng thời gian và quy trình yêu cầu.
- Tháo dỡ cốt pha.
- Nghiệm thu móng và lấp đất móng đến cao độ thích hợp.
Phối liệu bê tông:
- Phối liệu bê tông gồm: Cát, đá dăm, xi măng tiêu chuẩn, nước. Yêu cầu phối liệu phải đạt các yêu cầu về chất lượng: Cát, đá phải được rửa sạch, không được lẫn đất, rác; xi măng đạt tiêu chuẩn đang trong hạn sử dụng, không được vón cục; nước trộn bê tông phải sạch; chất phụ gia phải đạt các yêu cầu chất lượng.
- Cát, đá phải được rửa sạch trước khi trộn phối liệu ngay tại khu vực đổ bê tông.
- Trộn các phối liệu:
- Đong phối liệu theo đúng tỷ lệ quy định: Xi măng, chất phụ gia được cân chính xác khối lượng; cát, đá dămdùng hộc đong; nước trộn bê tông đong theo đúng tỷ lệ quy định.
- Trộn thật kỹ hỗn hợp khô: cát, đá, xi măng, chất phụ gia sau đó mới đổ tưới nước theo tỷ lệ và trộn hỗn hợp ướt cho thật đều mới cho đổ vào vị trí.
- Tưới nước vào hỗn hợp xi măng – cát – đá bằng thùng tưới ô doa có vòi sen tạo tia nước nhỏ, tưới đều thành nhiều lượt để vừa đủ ướt hỗn hợp;không được dùng thùng, chậu, gáo đổ “ào” nước vào hỗn hợp.
Đổ lót móng:
Dọn sạch đáy móng, ghép cốt pha và cho đúc bê tông lót móng theo đúng kích thước: rộng, dài, chiều dày. Đầm kỹ bê tông, sau khi kết thúc không láng trơn bề mặt phần bê tông lót, nhằm tạo liên kết tốt với phần thân móng cột.
c, Thi công lắp ghép cốt pha:
- Cốt pha định hình cho từng loại móng và được gia công trước tại nơi đóng quân. Đối với cốt pha lỗ chân cột dùng tôn dày 1,5-2 mm, lốc tròn, côn theo kích thước gốc cột ( có tính thêm khe hở để chèn bê tông ); bên trong cần hàn các gân tăng cường để chắc chắn và có quai xách.
- Mặt ván cốt pha tiếp xúc với bê tông phải được bào nhẵn, ghép kín các mối ghép, các khe hở và được bôi dầu nhớt chống dính trước khi đổ bê tông.
- Cốt pha được chống xê dịch vị trí một cách chắc chẵn bằng các cây chống , liên kết với các cây chống bằng đinh đỉa thép đ/k 10-12mm. Chân đế cây chống được cố định, chống trượt vào vách hố móng bằng cọc thép đ/k 12-14mm.
- Dùng dây căng tim để định vị chính xác tâm móng cột và phải được thường xuyên theo rõi trong quá trình đổ bê tông ( ít nhất là 2 dây căng tim ).
- Cốt pha chỉ được tháo sau khi bê tông móng đạt được độ ổn định, cường độ bê tông đạt từ 50% trở lên ( sau 5-7 ngày ).
d, Thi công đổ bê tông móng:
Sau khi đã ghép hoàn thiện cốt pha và cốt thép ta tiến hành đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông cần làm sạch vệ sinh mặt bê tông lót và tưới nước làm ướt mặt cốt pha.
- Trộn bê tông trong thùng trộn và vận chuyển đổ vào vị trí bằng xô tôn hoặc ky tôn. Lớp nối giữa bê tông móng và lót được đổ một lớp xi măng lỏng đậm đặc để tạo mạch nối.
- Trong khi đổ bê tông cần rải đều vữa, từng lớp dày 20cm và đầm thật kỹ bằng máy đầm dùi loại gắn động cơ nổ 1,5kW. Các vị trí góc, ke cần dùng đầm tay (thép thanh đ/k 16-18mm).
- Chú ý kiểm tra cốt pha, vị trí tim móng cột thường xuyên để đảm bảo không sai lệch tim móng.
- Sau khi đổ xong bê tông cần làm phẳng bề mặt và xoa nhẵn bề mặt.
- Bê tông sau khi đổ được 4-6 giờ, ta tiến hành tưới nước bảo dưỡng bê tông. Quá trình bảo dưỡng bê tông được tuân thủ theo quy trình kỹ thuật của loại xi măng được sử dụng.
- Lấp đất móng cột và đắp móng:
Móng cột sau khi được nghiệm thu kỹ thuật A-B, nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật thì được phép lấp móng. Khi lấp móng tuân thủ theo yêu cầu sau:
- Đất để lấp móng phải không được lẫn rác, rễ cây, không dùng đất mùn, đất màu để lấp. Tốt nhất là dùng đất có trộn lẫn 15-20% sỏi, dăm. Trước khi lấp cần tưới nước làm ẩm đất.
- Lấp đất thành từng lớp dày 20 cm tưới nước và dùng đầm sắt đầm kỹ, hệ số đầm nén đạt K=0,95 trở lên. Tuyệt đối không được đổ thành lớp dày, hoặc không đầm.
- Trước khi dựng cột chỉ được đắp đến chiều cao cách mặt bê tông 5-10cm; phần còn lại được đắp sau khi dựng cột.
- Các móng sau khi đã dựng cột và được nghiệm thu A-B ta tiến hành lấp phần đất móng còn lại và đắp đất móng cột.
- Kích thước phần đắp đất theo bản vẽ thiết kế đắp đất móng cột; các yêu cầu về đất và quy trình đắp như ở phần lấp đất.
B- Thi công lắp dựng cột đèn:
- Sau khi đổ bê tông hố móng cột ³ 72h. Đơn vị thi công có thể tiến hành lắp dựng cột thép. Tiến hành dựng cột bằng cẩu trục bánh lốp ADK hoặc các cẩu tự hành có tải trọng cẩu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.
- Vận chuyển tập trung cột bằng xe Sơmi rơmooc từ kho sản chứa vật tư đến bãi để vật tư đã qui định.
- Khi các vị trí móng trên tuyến đổ bê tông đủ tuổi ³ 72h sẽ dùng cẩu ADK bánh lốp, xe Sơmirơmoóc cẩu chở cột từ bãi tập kết ra các vị trí dựng theo đúng tiến độ, cột này được để trên xe và sẽ lần lượt được đưa tới từng vị trí móng cột.
- Xe cẩu phải kiểm tra lại dây cáp cẩu, móc cẩu và cáp cẩu vào cột phải chắc chắn, an toàn mới ra lệnh cho công nhân vận hành cẩu nhấc cột lên khỏi mặt đất.
- Khi thi công chỉ huy trưởng phải luôn luôn có mặt tại công trường, chỉ huy công nhân thi công đúng theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Mọi cá nhân đang thi công phải tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trình.
- Quá trình dựng cột được ôtô cẩu bánh lốp phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cần thiết để tiến hành thi công. Quá trình cẩu cột phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến ôtô qua lại trên tuyến.
- Sau khi căn chỉnh từng bulông công tại các vị trí móng cột bằng Nivô nước thật thăng bằng thì cột được nâng bằng xe cẩu theo phương thẳng đứng và điều khiển đặt vào hệ thống bulon móng cột bằng tay, khi cột được định vị chắc chắn trong đế cột, tiến hành kiểm tra độ thẳng cột bằng quả dọi, điều chỉnh độ thẳng đứng cột bằng hệ thống các vít trên thân đế cột sau khi cột đạt độ thẳng đứng thì dừng lại và bắt chặt các bulon vào khung móng.
- Trong thi công dựng cột cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác an toàn. Cụ thể như sau:
- Công nhân dựng cột bắt buộc phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo kỹ về quy trình kỹ thuật số thợ chính phải có trình độ bậc 3 bậc 4. Các thợ phụ cũng phải được huấn luyện để nắm được quy trình.
- Công tác chuẩn bị dựng cột phải được chuẩn bị kỹ: Các mối buộc, các mối nối, các chốt và các thiết bị dựng phải được kiểm tra thật kỹ, đặc biệt là cáp kéo nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn mới được sử dụng. Phải thống nhất các tín hiệu chỉ huy với toàn bộ tổ dựng cột, các bộ phận phải đứng đúng vị trí và thao tác đồng bộ, đúng trình tự và tín hiệu chỉ huy đã thống nhất.
- Tránh các va chạm, các thao tác giật cục, đặc biệt là không gây va chạm mạnh vào móng cột (vì có thể gây vỡ bê tông móng). Thao tác trong dựng cột phải tuần tự và nhịp nhàng.
- Trong quá trình dựng cột cần dựng biển báo công trường đang thi công và các công nhân đang thi công dựng cột phải đứng ngoài bán kính, chiều dài của cột khi cột được nhấc khỏi mặt đất, chỉ chỉnh cột khi có lệnh của người chỉ huy.
- Chú ý giải phóng mặt bằng trên không trước khi dựng cột, tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
Biện pháp thi công cần đèn và đèn chiếu sáng:
- Cần đèn chiếu sáng sau khi được nghiệm thu đạt yêu cầu sẽ được tiến hành lắp đặt. Cần đèn sau khi lắp lên trên cột phải đảm bảo thẳng đứng, đúng hướng như trong thiết kế, không được nghiêng ngả, các bulông, ốc vít phải được bắt chặt vào thân cột.
- Để lắp đặt các phụ kiện đó cần phải có các dụng cụ để kéo lên vị trí lắp: dây thừng ni lông, pu ly nhôm …
- Sau khi cần đã được lắp đặt vào các vị trí như trong hồ sơ thiết kế và các choá đèn chiếu sáng đã được chủ đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu chất lượng đủ tiêu chuẩn đưa vào lắp đặt sẽ tiến hành lắp các choá đèn chiếu sáng đủ điều kiện đưa vào lắp đặt lên trên cột đèn và các loại cần đèn. Trình tự công việc cụ thể như sau:
- Đèn chiếu sáng đã được lắp bóng đèn theo đúng công suất thiết kế sẽ được đấu dây đèn 2×1,5 vào đèn chiếu sáng và được cố định vào đèn bằng chi tiết kẹp giữ có sẵn trong đèn;
- Dùng dây mồi luồn dây lên đèn từ đầu cần đèn qua lỗ luồn dây lên đèn ở trên cần để đấu vào cáp cấp nguồn ;
Công tác thi công tiếp địa:
- Đào rãnh tiếp địa đảm bảo độ sâu theo thiết kế.
- Dây tiếp địa trước khi rải phải được nắn thẳng. Cọc tiếp địa được đóng trực tiếp xuống rãnh sau khi đã đạt độ sâu, dùng máy hàn hàn dây tiếp địa vào đầu cọc.
- Lấp đất rãnh tiếp địa: đất lấp rãnh dây tiếp địa không được lẫn đá, sỏi, tạp chất. Được tiến hành lấp từng lớp dày từ 15-20 cm, tuới nước và đầm kỹ. Yêu cầu về đất đắp và quy trình thực hiện đắp rãnh tiếp địa như đắp móng cột. Các rãnh tiếp địa sau khi đắp đất đến mặt đất khởi thuỷ và đầm chặt, ta tiến hành tưới đẫm nước để giữ ẩm cho đất; đảm bảo trị số điện trở của đất như đất nguyên thuỷ.
- Trị số điện trở tiếp địa đạt yêu cầu so với thiết kế, khi đo các vị trí không đảm bảo trị số điện trở theo yêu cầu, nhà thầu sẽ báo cơ quan thiết kế, chủ đầu tư biết để tiến hành bổ sung tiếp địa đến khi đạt chỉ số điện trở cho phép.
Lắp đặt tủ điện:
Tủ điện được kiểm tra trước khi đặt vào các vị trí. Sử dụng công nhân điện bậc cao đấu nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, phân lộ và phân pha chiếu sáng theo hồ sơ thiết kế. Chú ý kiểm tra các vị trí đấu nối, tránh tình trạng tiếp xúc điện kém và chạm chập.
Đấu nối, kiểm tra toàn tuyến:
- Bảng điện cửa cột sẽ được lắp vào bên trong thân cột tại vị trí đã được bố trí sẵn và được lắp ngay ngắn, chắc chắn đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành sau này.
- Các điểm đấu nối cáp được công nhân kỹ thuật bậc 4; 5/7 thực hiện. Đầu cáp được bóc và ép các loại đầu cốt theo đúng tiết diện cáp (Được ép chặt bằng kìm chuyên dùng)
- Các điểm nối cáp được đấu chắc chắn và trước khi đấu lên đèn được kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, kiểm tra cách điện cáp bằng Megomet.
- Hệ thống tiếp địa sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, được thí nghiệm tiếp địa thông qua các chuyên gia về an toàn điện. Dụng cụ là máy đo Teromet chuyên dùng.
- Sau khi hệ thống được đấu nối hoàn thiện sẽ được đóng điện bằng nguồn điện của trạm theo thiết kế hoặc bằng nguồn máy phát và kiểm tra độ rọi bằng Luxmeter. Trước khi đấu nối với nguồn điện thì nhà thầu sẽ phải phối hợp với chủ đầu tư làm việc với đơn vị điện lực địa phương trong việc xin phép cấp điểm đấu nguồn cao thế, hạ thế. Việc đấu nguồn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của đơn vị điện lực thông qua bản hợp đồng kinh tế được ký giữa hai bên.
Khi đóng điện phải thực hiện trình tự theo các bước sau :
- Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của trạm biến áp, tủ điện, đảm bảo an toàn thì mới cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng.
- Tại tủ điều khiển chiếu sáng, đóng điện Aptomát tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế.
- Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới. Đóng chế độ bằng tay, đồng hồ để khi kiểm tra kỹ thuật của chuyển mạch, khởi động từ.
- Lắp cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra pha ấy và kiểm tra xem có hiện tượng chạm chập cáp nguồn không (Bằng cách dùng đồng hồ Vôn kế hoặc bút thủ điện kiểm tra pha bên cạnh có điện không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ 3 pha ra nguồn.
- Kiểm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế, Ampe kìm.
- Đóng điện kiểm tra chế độ tự động từ tủ điều khiển xem thời gian đóng cắt, chế độ lập trình theo điều kiện ánh sáng hiện có.
- Hệ thống đèn chiếu sáng trước khi đưa vào sử dụng phải được xông điện kiểm tra, vận hành thử. Tuy nhiên việc điều chỉnh tâm đèn chiếu sáng dưới đất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ mang tính tạm thời do đèn khi được lắp đặt trên cao cường độ ánh sáng và độ rọi còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mặt đường, độ che phủ của cây xanh. Vì vậy sau khi lắp đèn Nhà thầu có trách nhiệm xông điện thử và đo đạc các thông số chiếu sáng, nếu thấy có thông số bất hợp lý sẽ xin ý kiến của Chủ đầu tư và TVGS điều chỉnh tâm sáng bằng cách điều chỉnh rãnh chạy của đui đèn. Công việc này cũng thực hiện tương tự nếu có yêu cầu thay tâm chiếu sáng của Chủ đầu tư.
Sau khi công tác thi công hoàn thiện Nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, và đăng ký với Điện lực địa phương, các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Hoàn trả mặt bằng:
- Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng. Phải hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng ban đầu, đúng theo quy phạm ngành giao thông.
- Do hố móng cột, móng tủ và rãnh tiếp địa được đào trên vỉa hè nên sau khi thi công xong cần phải thực hiện hoàn trả đảm bảo như hiện trạng ban đầu.
Biện pháp thi công khi có phát sinh ngoài hồ sơ mời thầu:
Những khối lượng công việc phát sinh ngoài hồ sơ mời thầu, nhà thầu sẽ lên phương án, chuẩn bị vật tư và nhân lực, thiết bị thi công báo cáo cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế quyết định. Những khối lượng phát sinh nhà thầu sẽ đảm bảo thi công nhanh nhất theo đúng tiến độ đã đề ra.
Công tác hoàn thiện công trình:
Công trình thi công theo hình thức cuốn chiếu theo từng tuyến phố từng trạm và đưa vào vận hành ngay. PhảI đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lưới đèn và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hồ sơ thiết kế . Việc nghiệm thu khối lượng và kỹ thuật phải được tiền hành ngay sau khi hết tuyến phố và từng trạm.Các công việc của khâu này là :
- Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của tủ điện, đảm bảo an toàn thì mới cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng.
- Tại tủ điều khiển chiếu sáng, đóng điện Aptomát tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế.
- Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới. Đóng chế độ bằng tay, đồng hồ để khi kiểm tra kỹ thuật của chuyển mạch, khởi động từ.
- Đóng Aptomát của cáp cấp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra pha ấy và kiểm tra xem có hiện tượng chậm chập cáp nguồn không (Bằng cách dùng đồng hồ Vôn kế hoặc bút thủ điện kiểm tra pha bên cạnh có điện không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ 3 pha ra nguồn.
- Kiểm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế, Ampe kìm.
- Hệ thống đèn chiếu sáng trước khi đưa ra lắp dựng phải được xông điện kiểm tra thử. Tuy nhiên việc điều chỉnh tâm đèn chiếu sáng dưới đất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ mang tính tạm thời do đèn khi được lắp đặt trên cao cường độ ánh sáng và độ rọi còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mặt đường, độ che phủ của cây xanh. Vì vậy sau khi lắp đèn Nhà thầu có trách nhiệm xông điện thử và đo đạc các thông số chiếu sáng, nếu thấy có thông số bất hợp lý sẽ xin ý kiến của Chủ đầu tư và TVGS điều chỉnh tâm sáng bằng cách điều chỉnh rãnh chạy của đui đèn. Công việc này cũng thực hiện tương tự nếu có yêu cầu thay tâm chiếu sáng của Chủ đầu tư.
- Sau khi công tác thi công hoàn thành công trìnhNhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục và kiểm tra nghiệm thu lại lần cuối trên cơ sở các biên bản nghiệm thu đã kỹ với từng trạm với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nếu không con gì vướng mắcđề nghị Ban quản lý dự án Cho nghiệm thu hoàn thành xây lắp toàn bộ công trình và nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !
Câu hỏi : bộ tời giàn phơi
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉